Ngày giỗ các vua Hùng gợi cho người Việt Nam ta suy nghĩ gì?
A. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng.
B. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình.
C.Tất cả những suy nghĩ đã nêu trong các câu trên.
D. Nhớ về các anh hùng, liệt sĩ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
TK
Ý nghĩa ngày Giỗ tổ
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.
Vì các Vua Hùng đã mất bao nhiêu năm dựng nước và giữ nước suất 18 đời,nếu chúng ta ko giữu lấy nước thì đã uổng công các vua đã gây dựng nước để chúng ta sinh sống, ko vào kiếp thành nô lệ phục vụ cho nươc khác
Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về cho thấy thiên nhiên tươi đẹp và những con người mộc mạc, ấm áp ở quê hương đất nước ta, ở mỗi mảnh đất lại có những cảnh đẹp riêng, nhưng ở bất cứ đâu ta cũng thấy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.
Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho em vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam rất trù phú, đa dạng, mỗi nơi, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng tạo nên dấu ấn. Con người Việt Nam là có tình, có nghĩa, có văn hóa và biết thưởng thức cái đẹp.
Em tham khảo dàn ý:
1. Mở bài
– Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.
– Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.
2. Thân bài:
* Nội dung bài ca dao:
+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:
– Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.
– Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.
– Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.
– Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)
– Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.
+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:
– Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.
– Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.
– Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.
– Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.
3. Kết bài
– Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
– Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.
Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài!
Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.
Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.
Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.
Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với Bác, “giữ nước” là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.
Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác thì cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm, kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với “giặc nội xâm” là những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu “giữ nước”- mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng òa bình!
C
C.Tất cả những suy nghĩ đã nêu trong các câu trên.