K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

tham khảo:

Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: "Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?". Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Tham khảo:

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã, mang đậm nét đặc sắc dân tộc nhưng không phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần. Qua văn bản ''Ca Huế trên sông Hương'', chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.  Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò: hò đưa linh,hò giã gạo,...các điệu lí: lí con sáo , lí hoài xuận, lí hoài namcác điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có đc nữa là ca Huế được tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm. Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà,....Các ca công thì ăn mặc trang phục truền thống. Âm thanh ca Huế bừng lên lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt thật xao động lòng người. Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đượcc giữ gìn và phát huy.

TL
11 tháng 2 2021

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. TRong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

11 tháng 2 2021

Từ nội dung của bài thơ ông đồ, ta có thể rút ra được một kết luận rằng trong xã hội hiện đại như ngày nay dường như chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc khi xưa của ông cha ta. Đó là những giá trị -  những gì tinh túy, tâm huyết nhất, song nó đang dần bị bỏ quên theo năm tháng , bị phủ bụi theo dòng thời gian. Để chúng không phải mai mọt theo thời gian mà còn tồn tại mãi mãi thì điều đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ông đồ bị người đời quay lưng, quên lãng nhưng ông vẫn chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc. Suy cho cùng có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Ngay tại thời khắc này, ta không thể chối bỏ rằng mình chính là thanh niên trong hội hiện đại - những người nắm giữ chìa khóa tương lai của đất nước, vậy nên ta phải học hỏi những điều tân tiến và những bước đi mới của hiện đại. Nhưng đồng thời ta cũng không quên đi việc " uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy cho chúng ta nên đem những giá trị truyền thống ấy thổi vào nó những hơi thở hiện đại phù hợp với đương thời đặc biệt. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan",để rồi đây những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

 

 

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

3 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm đặc sắc văn hóa là gì?

Biểu hiện của việc giữ gìn đặc sắc văn hóa:

+ Tổ chức các lễ hội truyền thống

+ Thờ cúng tổ tiên

+ Tôn trọng các đạo lí

...

Vai trò của giữ gìn đặc sắc VH dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc

...

Dẫn chứng:

Ngày Tết cổ truyền VN, người Việt thường cúng giao thừa, nấu bánh chưng/tét, sum họp gia đình...

Mở rộng vấn đề:

Trái với việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

3 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc".

Mẫu: Có lẽ vì con người ta quá mải mê đến những thứ hiện đại, mới mẻ hiện nay mà quên đi những truyền thống tốt đẹp lẽ ra cần được lưu giữ. 

Thân đoạn:

- Lợi ích của việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc:

+ Để con người ta luôn nhớ đến tổ tiên, cội nguồn của mình.

+ Tập cho chúng ta tính biết ơn.

+ Giúp cho ta hiểu hơn về văn hóa dân tộc, không bị mất gốc không sống như vô ơn, vô loài.

+ Lưu giữ cái đẹp đẽ của tổ tiên.

+ ....

- Ý nghĩa:

+ Truyền tải và lưu giữ cái đẹp về văn hóa, sự đặc sắc của dân tộc ta.

+ ...

- Liên hệ đến thực tế:

+ Phê phán những con người chê bai chèo, kịch,...

+ Ca ngợi những người luôn giữ gìn văn hóa dân tộc như: lễ hội chèo thuyền, ..

- Hậu quả của việc không giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc:

+ Con người ta trở nên vô ơn, không biết đến tổ tiên lịch sử cội nguồn của mình.

+ ...

- Đánh giá:

+ Việc giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là vô cùng cần thiết, quan trọng và rất ý nghĩa.

+ Chúng ta cần quý trọng, lưu giữ văn hóa dân tộc mình.

Kết đoạn:

- Tổng kết và liên hệ bản thân em.

14 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những bản sắc văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người trẻ vẫn cần ý thức được tư tưởng "hòa nhập nhưng không hòa tan", tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự phát triển những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị văn hóa vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.

 
14 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những bản sắc văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người trẻ vẫn cần ý thức được tư tưởng "hòa nhập nhưng không hòa tan", tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự phát triển những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu.