Nêu cảm nhận của em về tâm trạng người tù cách mạng qua khổ thơ "Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao,chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Tham khảo:
Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Tham khảo:
Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :
* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)
* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .
- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :
* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao
* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao
Tham khảo:
Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. ( Câu phủ định ) Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?( Câu cảm thán) . Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do
Chúc bạn học tốt
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Câu cảm thán. Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc
3. Tâm trạng của người chiến sĩ trong đoạn thơ vô cùng bức bối, ngột ngạt và muốn thoát ra ngoài.
Em lưu ý: ngột, chết uất không phải động từ nha.
- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”
- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”
- Kết thúc cũng bằng hình ảnh tu hú nhưng mang thêm sắc thái bức bối, khao khát tự do.
⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng
⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)