Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về một phương pháp học đúng đắn hiện nay mà em tâm đắc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo dàn ý nhé, không hiểu chị sẽ hướng dẫn:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: phẩm chất mà một thanh niên ngày nay cần có - tinh thần lạc quan.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lạc quan: cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống.
→ Lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
b. Phân tích
Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn.
Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.
Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: một người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh;…
d. Phản biện
Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ
Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...
- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.
- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..
- Bàn luận mở rộng:
+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người
+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước
+ Là chìa khóa mở cửa văn minh
- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.
- Liên hệ bản thân.
( Mb và kb bạn có thể tự làm)
Nếu cuộc sống xưa chỉ mọi người chỉ mơ ước “ăn no mặc ấm” thì với xu thế phát triển ngày nay, mọi người ngày càng hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng mặt trái của điều này là lối sống ăn chơi đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.
Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.
Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.
Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.
Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…
Người ăn chơi đua đòi là u nhọt, là gáng nặng của cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con xa ngã, đi sai đường mà đánh mất bản thân.
Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.
Tham khảo:
Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.