K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Thực trạng môi trường hiện nay đang bị làm bẩn nghiêm trọng. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con người. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục kéo dài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tham khảo :

 a/ Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam :
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm. Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

Giá trị của sông ngòi Việt Nam là :

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản. 

- Khai thác thủy điện.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt.

- Bồi đắp phù sa.

- Giao thông.

- Du lịch.

- Điều hòa khí hậu.

b/ - Có nước, chính là có sự sống, tuy vậy hiện nay nguồn nước. Mà bạn cho là sử sống đấy dần dần cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Có một vài bộ phận vẫn và đang cố gắng sáng tạo, phát minh và có những hành động bảo vệ môi trường hết mức. Thì lại có vài thành phần không hề nhỏ, luôn xem các nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta là những nơi, những bãi tập kết rác. Họ thường xuyên vứt rác xuống ao hồ sông, gần các khu vực bãi biển. Xem đó như một nơi chứa rác.

- Không những vậy, rất nhiều các khu công nghiệp nhà máy đã không chịu xử lí nước thải trước khi xả thải. Làm nguồn nước chúng ta bị biến chất, đen nhỏm, khó mà trở lại thành một nguồn nước sạch để chúng ta có thể sinh són.

- Hiện nay, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Thì cần triển khai Một số giải pháp được đề ra như:

+ Tuyên truyền, truyền tải những thông tin, kiến thức và tầm quan trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường với mọi người. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn.
+ Tích cực mở các phong trào, trò chơi liên quan đến dọn rác thải ở khu bãi biển, ao, hồ, sông,…
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc dùng để trồng cây. Tránh trường hợp chúng ngấm vào đất làm hư đất hay làm hư nguồn nước ngầm .
+ Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm, không được tiếp tay cho bọn chúng .
+ Cần bổ sung thêm thùng rác. Đồng thời có thể để người dân tự ý thức trong việc phân loại rác .
+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có hệ thống xử lí đúng quy trình hay chưa. Nếu chưa phải xử lí kịp thời .

9 tháng 6 2021

Tham khảo

a. Đặc điểm chung: 

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- 2360 sông dài > 10km.

- 93% các sông nhỏ và ngắn.

- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Giá trị:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
- Phát triển giao thông đường thuỷ. 

- Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
- Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
- Điều hoà nhiệt độ. 
- Tạo cảnh quan môi trường. 

b. Đang bị ô nhiễm nặng nề

Cần phải: 

- Không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. ...

- Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa hóa học.

- Giảm sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón trong nông nghiệp.

- Không vứt rác 

- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

22 tháng 5 2020

Môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

  • Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển.
  • Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.

Thực trạng ở Việt Nam

Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).

Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển. Theo đó, có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu như:

Nguyên nhân tự nhiên

  • Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
  • Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi.
  • Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
  • Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng

Sự phun trào nham thạch dưới lòng biển

Nguyên nhân do con người

  • Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.
  • Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
  • Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.
  • Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
  • Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển

Sử dụng chất nổ để đánh bắt có thể khiến các sinh vật chết hàng loạt

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô.
  • Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.
  • Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề.
  • Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
  • Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…

Ô nhiễm môi trường biển có thể làm tuyệt chủng một số sinh vật

Biện pháp

Các hoạt động khai thác

Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển.

Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường

Các giải pháp sinh học

  • Xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…
  • Sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,…
  • Tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.
  • Thu gom rác thải ở các bờ biển cũng là một trong những cách bảo vệ môi trường biển
14 tháng 4 2021

Trồng nhiều cây xanh 

Vứt rác đúng nơi quy định 

Giảm sd túi nilon

Sd sản phẩm tái chế để bảo vệ môi trường 

nhớ k cho mik nhá :))))

14 tháng 4 2021

mình ko biết. đừng hỏi

25 tháng 12 2016

thực vật và động vật ở hoang mạc có hai cách thích nghi với môi trường:

+tự hạn chế sự mất nước

+tăng cường dự trữ nước,dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

14 tháng 5 2021

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. ... Thực tế, diện tích rừng tự nhiên  Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

14 tháng 5 2021

1. Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

   + Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.

   + Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

   + Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.

   + Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật

Suy giảm đa dạng sinh vật

   + Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

   + Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.

 

 

16 tháng 5 2022

ảnh hưởng rất nghiêm trọng

16 tháng 5 2022

  rất nghiêm trọng

17 tháng 4 2019

hiện nay ý thức của người tham gia giao thông rất kém. Cụ thể, mọi người vẫn còn lơ là trong quy định của người tham gia giao thông đó là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ( hoặc mũ kém chất lượng ), lái xe ẩu đả thậm trí có người lái mô tô 1 tay hoặc lái ôtô bằng chân khi đi trên đường, còn có rất nhiều người chủ quan không nhìn đèn đỏ hay đi những xe có phân khối lớn. Các xe container gắn loa còi khiến người tham gia giao thông dật mình và xảy ra tai nạn và có thể sự hiểu biết của người dân còn thấp chưa hiểu hết các biển báo ngoài đường. ..... Ở địa phương bạn tự viết nhé !! ( bạn có thể thêm vào là 1 số người tham gia giao thông còn nghe điện thoại hoặc bật đèn báo sang đường mà ko có chủ định ) 

#good_study 

14 tháng 3 2022

Tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên hiện nay, đã gây ra những hậu quả như :

+ Nước ao hồ , sông suối bẩn , ô nhiễm.

+ Rác thải lênh láng trên mặt sông

+ Mùi độc hại của rác bốc lên , gây khó chịu cho người dân

+ Động vật chết dần do ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Nước sạch ngày càng thiếu cho mỗi con người . 
+ Làm bụi , bẩn thêm về môi trường , những làn khói bay lung tung khắp nơi , bên trong những làn khói chưa nhiều thứ độc  hại .

+ Cuộc sống con người cũng từ đó bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề.
+......

14 tháng 3 2022

Gây ra :

+ Để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

+ Nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo

+  Thiên tai 

+ Bão, lũ lụt, hạn hán…

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái,

+ Biến đổi khí hậu, suy giảm,

+ Cạn kiệt nguồn tài nguyên….