K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2018

Đáp án

1.

a. Hoàn chỉnh bài thơ (0,5 điểm)

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

    Ngột làm sao, chết uất thôi

    Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b. Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế) (0,5 điểm)

2.

* Về mặt kĩ năng:

– Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

* Về mặt kiến thức:

Nội dung trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi (0,5 điểm)

    + Cốt lõi của nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo. Bạo ở đây chính là giặc và những thế lực trong nước gây bất ổn cho dân chúng. Kẻ bạo ngược lúc bấy giờ là giặc Minh

– Tư tưởng “nhân nghĩa” là lấy dân làm gốc, yêu thương dân.

Nhân nghĩa là khái niệm của đạo đức Nho giáo, khi nói về đạo lí, về cách ứng xử tình thương giữa người với người

    + Nguyễn Trãi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa với theo lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc, đó là tư tưởng tiến bộ

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có...
Đọc tiếp

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”

1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.

4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có sự khác nhau như thế nào? Vì sao?

5. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán.

6. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người chiến sĩ – thi sĩ  được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và trạng ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)

0
1 tháng 4 2021

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

1 tháng 4 2021

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

20 tháng 6 2019

a )    Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

        Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !

b) Tác phẩm : Khi con tu hú 

Tác giả : Tố Hữu

c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....

20 tháng 6 2019

a) Chép  tiếp các câu thơ :

'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.

c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d)       Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

2 tháng 4 2022

Câu 1:

Viết tiếp:

Ta nghe hè dậy bên lòng 

Mà chân muốn đập tan phòng ,hè ôi!

Ngột làm sao ,chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

a. trích từ bài thơ : " Nhớ Rừng" của tác giả : Tố Hữu

b.Ptbđ chính của đoạn thơ trên là : biểu cảm

c.Thuộc kiểu câu cảm thán

tác dụng của kiểu câu đó là : nêu lên rõ sự ngột ngạt , uất hận trong lòng người chiến sĩ cách mạng muốn đến với tự do , làm cho câu thơ thêm hay và truyền tải những suy nghĩ , tiếng nói trong lòng của người cách mạng.

Câu 2 : bạn tự làm nha.

2 tháng 4 2022

Chị ơi câu a là trích từ bài thơ "Khi con tu hú" chứ ạ

20 tháng 7 2020

a)

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tác phẩm ''Khi con tu hú '' của Tố Hữu.

b)

ND : đoạn thơ trên thể hiện nỗi uất ức, ngột ngạt , bực bội ,đồng thời là niềm khao khát được tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm trong ngục tối.

ĐỀ 1:I. ĐỌC – HIỂUCho câu thơ :Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiCâu 1. Chép tiếp các câu thơ để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh.Câu 2. Hãy cho biết đoạn thơ vừa chép thuộc khổ mấy của bài thơ nào? Tác giả là ai? Năm sáng tác?Câu 3. Xác định kiểu câu và hành động nói ở các câu thơ trên.Câu 4. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ trên.Câu 5. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong...
Đọc tiếp

ĐỀ 1:

I. ĐỌC – HIỂU

Cho câu thơ :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Câu 1. Chép tiếp các câu thơ để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh.

Câu 2. Hãy cho biết đoạn thơ vừa chép thuộc khổ mấy của bài thơ nào? Tác giả là ai? Năm sáng tác?

Câu 3. Xác định kiểu câu và hành động nói ở các câu thơ trên.

Câu 4. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 5. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.

II. TẬP LÀM VĂN

Câu 1.  Viết đoạn văn (10-12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc  sách đối với mỗi người, theo cách tổng – phân – hợp.

Câu 2 . Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.

 

0