K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.

16 tháng 3 2022

ÍCH LỢI CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC

    Sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Việc luyện tập thể dục quả thực có ý nghĩa lớn lao. Chúng ta có thể thấy rằng tập thể dục giúp cơ thể ta mạnh khỏe. Khi sức khỏe tốt, con người có thể làm mọi việc bằng sức lực, bằng khả năng của mình. Bên cạnh đó, sức khỏe còn tạo ra cho con người những cơ hội, những trải nghiệm và phấn đấu hết mình vì tương lai. Rèn luyện thể dục, thể thao giúp ta có cơ thể tốt, giúp tuổi thọ kéo dài. Việc tập thể dục còn là phương pháp hữu hiệu để giảm stress cũng như áp lực của ta trong đời sống. Khi không tập thể dục, cơ thể con người rệu rã, đời sống tinh thần nặng nề, mệt mỏi. Tập thể dục sẽ cho ta những cơ hội để làm quen cùng bao người có thái độ sống tích cực, vui vẻ, lạc quan. Chính nền tảng cơ thể mạnh khỏe là nấc thang tuyệt diệu nâng ta lên trong cuộc đời này. Hãy thức dậy và tập thể dục thay vì nghịch điện thoại, chìm mình trong thế giới của những sự lười biếng bạn nhé! 

5 tháng 9 2018

 Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

4 tháng 11 2016

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

4 tháng 4 2020

Có quan điểm cho rằng: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc". Quan điểm này gần giống với quan điểm của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh trong "Ý nghĩa văn chương": Văn chương tạo cho chúng ta những tình cảm ta không có, luyện cho chúng ta những tình cảm ta sẵn có. Trên thực tế, văn chương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm, tinh thần của con người và dân tộc. Có văn chương, đời sống của con người mới sôi nổi và giàu đẹp. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương là một chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn chương

Đầu tiên, các tác phẩm văn chương đã tạo được cho người đọc lòng tự hào dân tộc về những trang sử vàng chiến đấu oanh liệt. Qua những tranh viết hào hùng của văn học trung đại như Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh,..., người đọc không chỉ thấy được những quá khứ chiến tranh đầy đau thương cũng thật oanh liệt của dân tộc. Ta hiểu thêm được về tinh thần quật cường chiến đấu của cha anh để giữ được từng tấc đất của dân tộc. Để có được hòa bình như ngày nay thì không biết bao xương máu của các anh hùng đã rơi xuống.

Thứ hai, các tác phẩm văn chương đã tái hiện được vẻ đẹp của non sông, gấm vóc của đất nước. Qua những tác phẩm văn chương, người đọc sẽ hiểu được vẻ đẹp yên bình của từng thời đại như trong "Thiên trường vãn vọng" và "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh quan. Bằng những từ ngữ chọn lọc, người đọc sẽ cảm nhận và như sống lại những tháng ngày của vẻ đẹp huy hoàng ấy.

Thứ ba, các tác phẩm văn chương đã truyền được cho con người cảm xúc tự hào về con người dân tộc VN. Ta thấy được tinh thần tự do, không màng danh lợi của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, hay thú vui lâm tuyền của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh trong Rằm tháng giêng. Cảnh khuya,...

Tóm lại, các tác phẩm văn chương đều có 1 chủ đề lớn đó là tình yêu đối với quê hương đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước đã thấm nhuần vào tư tưởng, đời sống tình cảm của biết bao thế hệ người đọc.

# tham khảo #

chúc bạn học tốt

4 tháng 4 2020

Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.

Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.

Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.

Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.

Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.

Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.

Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.

Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.

Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn

TK#

Hịch tướng sĩ từ xưa đã được xem là một "thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.

Thành công đầu tiên của Hịch tướng sĩ là chất giọng hùng hồn, thuyết phục hiếm có. Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Đó là ngọn lửa của tình yêu nước thiết tha và ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước. Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Mở đầu bài hịch, vị chủ tướng nêu cao gương sáng các anh hùng nghĩa sĩ đã quên mình vì chúa (Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh) hay anh dũng chống giặc hi sinh vì nước (Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư). Đó là những tấm gương tiêu biểu, được lưu truyền trong nhân gian, không ai mà không biết nhưng dưới lời văn của Trần Quốc Tuấn lại được nâng cao lên nhiều lần, trở thành điều tâm niệm mà mỗi tướng sĩ nên có. Tình yêu nước theo vị chủ tường, trước hết là phải biết sống anh hùng và lập nên những chiến công hiển hách, lưu danh thiên cổ. Lời văn ngắn gọn, súc tích nhưng đã đánh động được nỗi lòng của các tướng sĩ, khiến họ biết tự nhìn lại mình.

Tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ rõ ràng hơn khi ông nói về sự ngang ngược và tội ác của quân giặc. Ông đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của đoàn quân xâm lược: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa tủi nhục, xót xa vừa căm giận, khinh bỉ, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói, lột rõ bản chất tham lam, tàn bạo của chúng.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm họa của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Lời lẽ chân tình, thống thiết, thấu tận nhân tâm khiến ta càng kính trọng hơn người anh hùng đã hết lòng vì nước quên mình. Bởi lo thế giặc mạnh, quân giặc hung bạo, bất nhân còn thế nước lại yếu, tướng sĩ vô tâm, cái nguy cơ mất nước hiện hữu trước mắt khiến cho vị chủ tướng "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", ngày đêm suy nghĩ cách phá giặc bảo vệ non sông. Trong khi, quân giặc đang giày xéo trên quê hương, muôn dân đang bị chúng cướp bóc, sát hại thảm thiết. Nỗi căm tức dâng lên tột cùng, uất nghẹn: "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Vì đất nước "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa", ông cũng vui lòng.

Với bút pháp khoa trương, tính chất ước lệ, giọng văn nghẹn ngào, thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, bài hịch có sức ngân vang lớn. Đoạn văn đã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế.

 

Từ căm thù cháy bỏng đến hành động giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hàng đầu, thà chết chứ không chịu khuất phục. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ ràng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Trong khi tướng sĩ vẫn còn đang mải lo cho bản thân, ham mê lạc thú mà quên đi nhiệm vụ bảo vệ nước nhà. Ông đã rất đau xót và nghiêm khắc khi nhắc nhở tướng lĩnh của mình. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Ông còn nhắc lại mối giao hòa chủ tướng thắm thiết như phụ tử cùng sống chết trong mặc, cùng vui vẻ khi bình yên. Ông cũng nghiêm khắc chỉ trích lối sống thờ ơ, hèn nhục của tướng sĩ khi quân giặc giày xéo quê hương: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn..., không biết căm,...

Mỗi thú vui của tướng sĩ không có gì là xấu nhưng nó không hợp với thời cuộc. Đất nước đang trong nước sôi lửa bỏng, vận mệnh dân tộc đang lâm nguy, kẻ thù thiện chiến và hùng mạnh, mà tướng sĩ vẫn thờ ơ tức là tự đẩy mình vào diệt vong, muôn đời chịu nhục. Bằng lập luận chặt chẽ, lời lẽ sắc bén, sử dụng nghệ thuật đối lập, cấu trúc câu trùng điệp tạo khí thế hùng hồn, từng lời từng chữ như chảy ra từ trong tim tha thiết vô cùng, Trần Quốc Tuấn đã thức tỉnh toàn quân cầm gươm chống giặc. Đó không phải là một mệnh lệnh cứng nhắc mà là một lời tâm tình rưng rưng nước mắt. Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ lòng yêu nước lớn lao.

Không những vạch rõ yếu kém của tướng sĩ, ông còn chỉ ra cái nguy cơ dẫn đến thảm kịch của đất nước, của gia đình, của cá nhân và cách để hóa giải cái nguy cơ ấy. Với bản lĩnh của một vị tướng kiệt xuất có tầm nhìn xa trông rộng và niềm tin tất thắng của dân tộc, ông hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi nếu mỗi binh sĩ đều hết lòng xả thân chống giặc cứu nước. Đó cũng là một lời hứa đinh ninh trước trời đất của vị chủ tướng để huy động toàn bộ sức mạnh dân tộc trong cuộc quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận mẫu mực, bất hủ với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú, sinh động và lời văn khi hùng hồn đanh thép, khi thống thiết chân thành có sức lôi cuốn và sức thuyết phục mạnh mẽ. Với bài hịch ngắn gọn, xúc tích, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bản hùng ca vang mãi đến muôn đời.

13 tháng 1 2019

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.


 

5 tháng 3 2023

Đề 4: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam

Dàn ý

     Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập. Ngoài ra, còn những lễ hội nội bộ như ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ... Lễ hội có thể nói chính là một nét đẹp văn hóa dân tộc trong tâm thức người Việt. Hằng năm, nhất là vào những dịp đầu xuân năm mới, người đi trẩy hội rất đông.

(Hình ảnh người tham gia lễ hội ở Việt Nam)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách “trẩy hội” sao cho “văn minh”, “đúng cách”. Dưới đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội ở Việt Nam:

- Hiểu rõ văn hóa lịch sử lễ hội bạn muốn tham dự

- Lựa chọn trang phục phù hợp

- Tuân thủ các quy tắc tại nơi tổ chức lễ hội