K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.

- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".

- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Ma-ri-ô: Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?

Giu-li-ét-ta: Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì?

 Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?

Giu-li-ét-ta: Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.

Ma-ri-ô: Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?

Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?

 

Ma-ri-ô (kín đáo): Mình cũng đi một mình. Mình đi về quê

Giu-li-ét-ta: - Thế à? (Nhìn ra phía xa) Vùng biển ở đây đẹp quá. Cậu có thích biển không?

Ma-ri-ô: - Mình rất thích ngắm biển, vào ban đêm trông biển như bức màn đêm bí ẩn vậy. Mà thôi, bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó.

(Cả hai cùng đi xuống)

Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.

(Sóng lớn, tàu nghiêng. Ma-ri-ô bất ngờ nên bị ngã, đầu đập xuống sàn tàu).

Giu-li-ét-ta: - Ôi! Ma-ri-ô. Cậu có sao không? (vẻ mặt lo lắng)

 

Ma-ri-ô: (Vẻ mặt nhăn nhó) Cảm ơn cậu. Mình không sao!

Giu-li-ét-ta: - (Nhìn thấy máu trên đầu bạn). Trời ơi! Trán cậu bị chảy máu rồi, để mình xem nào! (Giu-li-ét-ta gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc mình, nhẹ nhàng băng cho bạn!)

Giu- li ét-ta: Chắc lắm phâi không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu nhé.

Màn 2:

Ma-ri-ô: Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé!

Giu-li-ét-ta: Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm!

Ma-ri-ô: Đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng!

Người dưới xuồng: Dưới này chỉ còn một chỗ. Xuống mau lên!

(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới)

Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Chỉ đủ chỗ cho đứa nhỏ xuống thôi. Nhanh lên!

(Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng).

 

Ma-ri-ô:- Giu-li-ét-ta, cậu xuống mau đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ!

Người dưới xuồng (kêu to): Nào đưa tay đây cô bé! Nào, được rồi.

Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở gia tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.

5 tháng 4 2022

giỏi TV hẻ

3 tháng 4 2022

ko chép mạng thì bn phải tự viết

chẳng lẽ phải viết xong r chụp lên cho bn à

thế là thầy cô phát hiện ra nét chữ đó

 

3 tháng 4 2022

ơ, thế hỏi sinh ra để làm gì nhở :)?

30 tháng 10 2019

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

12 tháng 3 2017

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

19 tháng 4 2017

Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian: Khoảng gần trưa.

(Linh từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)

Trần Thủ Độ: (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ Thá sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ: Bà hãy bớt nóng giận đi kể cho tôi đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan Thái sư, thế mà kẻ dưới kinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: Khoan hãy khóc. Để tôi gọi hắn đến đây xem sao (gọi lính hầu) Quân bay, cho gọi tên quân hiệu đến đây ngay! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.

Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ. (Chỉ một lát sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).

Người quân hiệu: - (Lạy chào) Con chào thái sư và phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - (Vẻ lo lắng) Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết, vậy có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu phu nhân ta không?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ!

Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật! Ngươi biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo?

Người quân hiệu: - Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ và phu kiện cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn, buộc kiệu phu nhân đi vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.

Trân Thủ Độ: - (Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng) Ra là thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách móc gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô) Lấy cho anh ta một tấm lụa và một nén vàng.

Gia nô: - (Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.

Người quân hiệu: - (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân. (tất cả cùng đi vào hạ màn).

5 tháng 3 2017

Tại một công đường có đặt một án thư lớn, trên có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Bỗng từ bên ngoài có một người lính nhanh nhẹn đi vào công đường.

(bước vào) Lính: - Bẩm Thái sư, người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

(ngẩng lên, nghiêm nghị) Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch. Anh ta là một phú nông.)

Phú nông: - Lạy Đức Ông!

Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?

Phú nông: - Lạy Đức Ông, thưa phải ạ!

Trần Thủ Độ: - Năm nay nhà ngươi được bao nhiêu tuổi?

Phú nông: - Dạ! Thưa lạy Đức Ông, con năm nay đã ngoài 30 tuổi rồi ạ!

Trần Thủ Độ: - Vậy nhà ngươi tìm đến ta có việc gì?

Phú nông: - Trăm nghìn lạy Đức Ông, hôm nay con đến xin được trình bày cùng Đức Ông cho con làm chức câu đương.

Trần Thủ Độ: - Ngươi xin là chức câu đương? Vậy, nhà ngươi hiểu được những gì về chức câu đương?

Phú nông: (Lúng túng trả lời qua loa) - Dạ, thưa... chức câu đương... là chức... chức lớn đẻ cai quản nhiều người ạ!

Trần Thử Độ: (Cau mày, nghiêm mặt, nói chậm rãi) - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Phú nông: (Sợ hãi kêu van không ngớt) - Lạy Đức Ông... Lạy Đức Ông... xin tha cho, xin tha cho... xin không làm chức câu đương nữa ạ... không dám nữa ạ?

Trần Thủ Độ: (vẫn nói từ tốn) - Vậy ngươi hiểu rồi chứ? Ngươi về đi. Ta tha cho!

Phú nông: (vừa lạy vừa đi lui ra).

9 tháng 12 2018

Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình

Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Romeo- Juliet có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau

+ Các hình ảnh so sánh thể hiện miêu tả vẻ đẹp của Juliet

+ Vượt lên định kiến của gia đình, nàng Juliet dám nói lên chân thành say đắm

+ Lời hẹn thề chứng tỏ thành kiến của phong kiến dần mất tác dụng