K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  ĐỊA LÝ  THÀNH PHỐ THÁI BÌNH I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1.Vị trí địa lý và lãnh thổ - Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. - Diện tích: 1.570 km2. - Tọa độ: + 20018’B - 20044’B + 106006’Đ - 106039’Đ + Phía Bắc giáp: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng + Phía Tây, giáp Hà Nam. + Phía Tây Nam giáp Nam Định. + Phía Đông giáp vịnh Bắc...
Đọc tiếp

 

ĐỊA LÝ  THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

1.Vị trí địa lý và lãnh thổ

- Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng.

- Diện tích: 1.570 km2.

- Tọa độ:

+ 20018’B - 20044’B

+ 106006’Đ - 106039’Đ

+ Phía Bắc giáp: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng

+ Phía Tây, giáp Hà Nam.

+ Phía Tây Nam giáp Nam Định.

+ Phía Đông giáp vịnh Bắc BộBiển Đông.

- Hình dáng là 1 ngũ giác không đều

- Thuận lợi: Nằm ở trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

- Khó khăn: Giao lưu với các tỉnh trong khu vực khó khăn do nằm ở vị trí biệt lặp lại có nhiều sông  ngòi…

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình

- Địa hình tương đối bằng phẳng, là tỉnh duy nhất trong đồng bằng sông Hồng không có núi.

- Hướng nghiêng từ TB-ĐN, có dạng lòng chảo nhẹ, cao nhất là Hưng Hà, Quỳnh Phụ, thấp nhất là Kiến Xương (trong nội địa) vên biển thấp nhất là Thái đô (Thái Thuỵ)

2. Khí hậu

- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa thiên về CT hơn là XĐ, nhiệt độ trung bình 23-250C. Cao nhất 380C, thấp nhất 40C. Mặt trời di qua thành phố vào 2 ngày 23/5 và 22/7. Số giờ nắng 1 năm: 1.600

- Lượng mưa TB: 1400-1800mn, chia 2 mùa.

- Lượng bốc hơi: 728mm/năm.

- Độ ẩm TB85-90% có ngày đạt 100% do mưa phùn.

- Mùa hè: nóng, mưa nhiều từ T5 - T10.

- Mùa đông lạnh, mưa ít từ T11 - T4 năm sau.

3. Thủy văn

- Có 4 sông lớn: Sông Hồng dài 90km (Đoạn qua TB), Sông Hoá: 35,5km, Sông Luộc 53km, Sông Trà Lí chạy qua giữa tỉnh từ Tây-  Đông dài 65km.

- Các cửa sông: Văn úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lí, Lân.

- Lưu Lượng nước theo mùa.

- Giá trị: Cung cấp nước phù sa, cá, tôm, ... .Ngoài ra chúng ta còn có nhiều đầm, hồ, kênh, mương, ...

4. Thổ nhưỡng:

- Có 53 nhóm đất chính có tiềm năng lớn. Đất phù sa màu mỡ, nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa là loại đất chính.

- Đất phù sa gồm: Phù sa ngoài đê: trồng cây công nghiệp, rau, đậu

- Phù sa trong đê: trồng lúa

- Ngoài ra còn nhóm đất mặn ven biển để trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

5. Sinh vật

- Chủ yếu là hệ sinh thái nhân tạo: Cánh đồng.

- Một số hệ sinh thái tự nhiên: Rừng sú, vẹt, chủ yếu ở cái cồn cát ngoài thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải.

6. Khoáng sản

- Khí đốt (1986), nước khoáng Tiền Hải khai thác từ 1992.

- Hiện nay xã Duyên Hải (Hưng Hà) đã thăm dò phát hiện mỏ nước nóng 570C (sâu 50m), 720C  (sâu178m) đang được đầu tư khai thác phục vụ chữa bệnh và du lịch.

- Có mỏ than nâu 600 - 1000m (Chưa có đủ ĐK khai thác)

* Kluận: Là tỉnh có ĐKTN và TNTN thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.

 

 

1
14 tháng 3 2022

Câu hỏi là gì vậy

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vị trí địa lí:

+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.

+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.

15 tháng 4 2021

Hình như là a thì phải

15 tháng 4 2021

còn câu nào khác ko bạn??

7 tháng 11 2023

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí địa lí:

 

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Vị trí địa lí:

Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.

Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2

 

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

20 tháng 7 2023

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

+ Miền Tây Liên bang Nga

Địa hình: chủ yếu là đồng bằng, đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia. Dãy núi già Uran.
Các con sống lớn: sông Von-ga, sông Ô bi, sông Ênitxây…
Rừng: nhiều rừng lá kim
Đất: đất đen màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
Khoáng sản nhiều nhất là dầu khí, than, sắt.
Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới và cận cực lạnh giá. Điều kiện nhiệt ẩm ôn hoà hơn miền Đông.
liên bang nga và hình ảnh về rừng lá kim đặc trưng

+ Miền Đông Liên bang Nga

Địa hình: chủ yếu là núi, cao nguyên.
Sông ngòi: sông Lê-na, có nhiều sông lớn chảy lên phía Bắc.
Rừng: chủ yếu là rừng lá kim.
Đất: đất Pốt dôn là chủ yếu, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khoáng sản: phong phú như than, vàng, dầu khí…
Khí hậu: Ôn đới, cận nhiệt lục địa và cận nhiệt cực lạnh.

- Ảnh hưởng của đặc điểm đến phát triển kinh tế- xã hội:

+ Thuận lợi:

* Tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

* Giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển.

+ Khó khăn: Bảo vệ an ninh – quốc phòng; quản lí và khai thác lãnh thổ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Đặc điểm

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Trung Quốc có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.

+ Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.

+ Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông… thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.

- Vị trí địa lí:

+ Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.

+ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước (ở phía bắc, phía tây và phía nam) và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21000 km.

+ Phía đông Trung Quốc tiếp giáp với biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Phân tích ảnh hưởng

- Thuận lợi:

+ Đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng.

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng biển rộng lớn đã tạo thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, các nước trên thế giới và phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

- Khó khăn:

+ Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

18 tháng 3 2022

Tính khoảng cách thực tế giữa 2 điểm trên bản đồ

 

18 tháng 3 2022

Refer

Vị trí địa lý:

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40'  độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.

Vị trí địa lý

Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia.

30 tháng 4 2021

 

1.

Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.

-Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

-Diện tích: 14,1 triệu km2.

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 14,1 triệu km², gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

3.

 Vị trí, giới hạn:+ Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36oB và 71oB.+ Chủ yếu trong đới ôn hòa.+ Có 3 mặt giáp biển và đại dương.

 

4.

Nguyên nhân và hậu quả của việc tan băng ngày càng nhiều ở châu Nam Cực : 

Hiện nay lượng COthải vào bầu không khí ngày càng nhiều kết hợp với hơi nước vô hình chung giống như lớp kính ngăn cẳn không cho tia bức xạ đó thoát ra ngoài vũ trụ và được giữ lại cuối cùng làm Trái Đất nóng lên. Và làm cho băng hai chỏm cực tan ra.

 

26 tháng 1 2016

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, , chiếm 13,4% diện tích.

- Là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên, cầu nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Phát triển các ngành kinh tế biển, thuận tiện giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước.

 

29 tháng 12 2016

- Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.