I - Đọc thành tiếng (4 điểm)
II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU
Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.
(Theo Văn Thảo)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)
A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi
B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa
C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi
Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)
A. 3 câu
B. 4 câu
C. 5 câu
Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)
A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động
B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên
C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già
Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)
A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi
B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra
d
d bạn nhé