K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

giúp mình vs nha!!!

 

Nghệ hay Huế

3 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Sau những khúc ca xuân thiên nhiên, đất nước rộn ràng và sâu lắng trong khát khao dâng hiến thì lời bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước khép lại bài thơ thật dung dị. Mùa xuân, mùa đẹp nhất trong tâm hồn thi nhan và trong lòng người. Dầu bài thơ này viết vào tháng 11, nhưng xuân ngập tràn trong trái tim người thi sĩ. Đại từ ta ấy là đại diện cho muôn ngàn con người với tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống. Hát Nam Ai, Nam Bình, hát làn điệu Huế, đó quả là tình cảm thiết tha của người con xứ Huế với quê hương mình. Đặc biệt, hai câu sau, điệp ngữ "Nước non ngàn dặm" gợi hình dung, bày tỏ tha thiêt của thi nhân với non sông này. Nước non ngàn dặm không chỉ đẹp tươi mà con người còn yêu đời, yêu cuộc sống đến thiết tha(Câu phủ định). Dặm mình, dặm tình thì đều chưa chan niềm yêu, tự hào và cả xúc động hiến dâng. Thật nhẹ nhàng, sâu lắng thay! (Tình thái từ). Nhịp phách tiền khép lại bài thơ và cho bạn đọc đi vào không gian của tâm tưởng Huế với bao mộng mơ. Nhịp phách êm ả như ru con người, như mang con người vào xúc cảm. Ta thêm bồi hồi, thêm xúc động và thấy thiết tha. Bằng thể thơ ngũ ngôn, bằng điệp cấu trúc, hình ảnh liệt kê, ..Thanh Hải đã bày tỏ lòng mình và tình yêu sâu nặng với mảnh đấ Huế thương và quê hương, đất nước. 

7 tháng 4 2020

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng, sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh "dòng sông xanh", "bông hoa tím", cách sử dụng các từ ngữ "ơi", "chi" đi liền sau động từ "hót" khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả

Nguồn: Google

22 tháng 2 2021

Tham khảo:

Thơ :

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chim mà vang trời”

Phân tích:

Dòng sông có màu xanh gợi nhắc một hình ảnh của những khúc sông uốn lượn quanh co của dải đất miền Trung. Trên gam màu xanh lơ nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc, không có màu vàng của hoa mai hay là màu đỏ của hoa đào mà chỉ có một bông hoa màu tím hiện lên trước mắt. Cho thấy hình ảnh mang đậm bản sắc của xứ Huế, màu tím là màu đặc trưng của con người và đất trời Huế. Nhà thơ đã rất khéo léo khi dùng nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ “mọc” lên ở phía đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của đất trời. Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Một bức tranh đang suy tư bỗng đâu đó vang lên một tiếng chim hót làm sinh động hẳn lên, một con chim chiền chiện mà lại hót được vang cả trời, thực ra khoảng trời ấy chính là khoảng không gian riêng của tác giả, chính vì vậy mà chỉ có tác giả mới cảm nhận được điều đó mà thôi.

Mùa xuân luôn là đề tài phong phú cho các thi nhân thử bút. Đã có không ít bài thơ hay viết về mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải cũng khá thành công khi viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để nói lên ước nguyện khiêm tốn của mình, ước nguyện được dâng hiến mùa xuân bé nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc, vào xuân bất tận của đất trời.

Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4-11-1930, ở Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động cách mạng từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thanh Hải là một trong những cây bút có công lớn trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ cuối cùng của Thanh Hải, được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời (1980). Bài thơ thể hiện cái nhìn tươi tắn, lạc quan của tác giả đối với đất nước, với con người Việt Nam trong thời kì cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải dựng lên khung cảnh của một mùa xuân

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

Không gian mùa xuân hiện lên trước hết từ một dòng sông xanh với một bông hoa tím biếc. Đây là những hình ảnh vốn rất riêng của quê nương xứ Huế – quê hương yêu dấu của tác giả. Sự hòa hợp giữa màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa đã tạo nên một cảm giác mát dịu. Khung cảnh mùa xuân còn gợi lên những âm thanh quen thuộc, vui tươi của con chim chiền chiện, loài chim thường xuất hiện vào mùa xuân, như một dấu hiệu của mùa xuân. Tiếng hót của con chim chiền chiện vang trời đã làm cho không khí mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. Tiếng chim chiền chiện đã được cụ thể hóa, hình tượng hóa. Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng” là một hình thức chuyển đổi cảm giác. Âm thanh vốn chỉ nghe thấy, nhưng được chuyển đổi nên có thể cảm nhận, nhìn thấy và có thể tiếp xúc dược. Ngay trong đoạn mở đầu, chúng ta đã hình dung được tâm trạng say mê, đầy hào hứng của nhà thơ trước mùa xuân mới của đất trời.

Bài thơ được viết khi cả nước đang trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong không khí chung đó, không thể thiếu hình ảnh của những người đã cầm súng bảo vệ Tổ quốc và những người làm ra hạt gạo nuôi sống bao thế hệ:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy bên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Những người đang ngày đêm cầm súng bảo vệ tổ quốc và những người góp phần xây dựng quê hương đã được tác giả nhắc đến đầu tiên trong bài thơ. Đó là những người đã chịu nhiều hi sinh trong kháng chiến cũng như trong thời bình. Mùa xuân hiện hữu trong tất cả các hoạt động, mùa xuân theo người chiến sĩ ra mặt trận, mùa xuân theo người nông dân ra đồng. Mùa xuân không còn là khái niệm thời gian mà đã trở thành người bạn của những người ngày đêm làm giàu và mang lại bình yên cho dân tộc. Xuân trong thơ Thanh Hải gần như đã có hồn và dường như thật hối hả trong nhịp sống chung của dân tộc. Nhắc đến hình ảnh người lính, tác giả không quên lịch sử hào hùng của dân tộc

Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Bằng những câu thơ giản dị, tác giả đã khái quát một cách cô đọng lịch sử của dân tộc, Chặng đường dân tộc đã đi qua thật dài và nhiều chông gai. Nhưng không vì thế mà làm cho bước đi của dân tộc bị chậm lại. Đất nước vẫn như những vì sao tiến lên phía trước. Câu thơ chính là lòng tin và niềm tự hào của tác giả vào đất nước, vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng. Cảm động biết bao khi đó là lời của một người đang nằm trên giường bệnh và sắp từ biệt cõi đời. Phải là người có sức sống, niềm lạc quan và tin tưởng nồng nhiệt mới có được những vần thơ như thế.

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều ý nghĩa. Mùa xuân với khái niệm thời gian đã được tác giả chuyển thành khái niệm của một sự vật nhất định. Chủ đề của bài thơ bộc lộ rõ qua đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập trong hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Đến đây cái tôi đã được thay bằng cái ta và cảnh vật của thiên nhiên trong mắt quan sát của nhà thơ đều được thu nhỏ lại trong cái ta ấy. Mỗi một bông hoa, mỗi một tiếng chim, mỗi cảnh vật thiên nhiên đều góp phần tạo nên mùa xuân chung của đất nước. Và ta là tác giả cũng là một con người cụ thể, ta hãy như con chim chiền chiện, như bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh, như một nốt trầm trong bản hòa ca xao xuyến của dân tộc. Cái ta chỉ khiêm tốn giữ vị trí của nốt trầm trong bản nhạc. Mỗi con người đều là một mùa xuân nho nhỏ, công hiến sức lực và cuộc đời của mình để làm nên mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm tình của tác giả, lời của một đứa con nói với quê hương:

Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai

Nam bình Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Khổ thơ mang đậm làn điệu dân ca xứ Huế và là khổ thơ duy nhất trong bài có hình ảnh Huế – quê hương của tác giả. Không vì thế mà bài thơ không chứa trong đó tình cảm của tác giả đối với quê hương. Cái hay của câu thơ ở chỗ đã đúc kết được tất cả vẻ đẹp của mùa xuân, của xứ Huế thơ mộng và chất chứa trong đó là nỗi niềm của một người con đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Bài thơ được viết khi tác giả phải nằm trên giường bệnh nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu đời, yêu cuộc sống và hơn cả là tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước. Đó chính là thông điệp Thanh Hải gửi đến tất cả mọi người: “Hãy góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của đất nước, của dân tộc”.

 
30 tháng 3 2021

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một tác phẩm cuối đời của nhà thơ Thanh Hải, chính thời điểm này những cảm xúc chân thật nhất của nhà thơ mới được bộc lộ đó là tình yêu cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến xây dựng đất nước trong thời kì đổi mớiTrong những câu thơ đầu tiên tác giả đưa người đọc về với thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông xanh thơ mộng điểm thêm vài bông hoa màu tím, cánh chim chiền chiện âm thanh như sáo động bức tranh xuân tuyệt đẹp.Khung cảnh mùa xuân được vẽ ra thật đẹp, êm dịu và nhẹ nhàng. Cảnh đẹp thơ mộng và âm thanh rộn rã của tiếng chim chiền chiện hót vang. Tất cả đã khiến người đọc hình dung khung cảnh xứ Huế và tâm trạng náo nức, hân hoan trong lòng nhà thơ.“Hứng” là động từ nói lên sự trân trọng của người thi nhân với cảnh đẹp thiên nhiên, ông cảm thấy say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ đang hòa vào cuộc sống, hòa vào mùa xuân tươi đẹp của đất trời.Từ mùa xuân của đất trời rộng lớn, bao la tác giả đã chuyển sang mùa xuân của đất nước trong thời kỳ đổi mới.Những hình ảnh hết sức quen thuộc trong thời kì xây dựng đất nước, người chiến sỹ ngày đêm bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. “Lộc” theo bước chân người cầm súng che chở bảo vệ cho họ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, theo bàn tay người lao động tạo ra những cánh đồng màu xanh bát ngát. Người đọc có cảm giác không khí rộn ràng, náo nức sôi động hơn hẳn.Trong phút chốc tác giả đã bày tỏ niềm tự hào về đất nước qua những chặng đường đã qua, lịch sử trải qua hơn bốn ngàn năm khó khăn, gian khổ nhưng nhờ sức mạnh dân tộc đất nước vẫn tiến lên phía trước. Đất nước như vì sao, ngôi sao là nguồn sáng vô tận trong không gian và thời gian cũng như đất nước Việt Nam trường tồn, vững mạnhTrước mùa xuân thiên nhiên, đất nước tác giả đã khát khao được “làm con chim hót” “làm cành hoa”, hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến cho đất nước.Khát vọng tác giả lặng lẽ nhưng là nỗi lòng của người thi sĩ: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là mùa xuân nhỏ để làm nên mùa xuân to lớn cho đất nước. Đó cũng là tâm niệm cao cả của tác giả trước lúc đi xa.Những câu thơ cuối của bài thơ là khúc ca chào đón mùa xuân, ngợi ca đất Huế, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước.Mùa xuân nho nhỏ đã giúp người đọc hiểu hơn tình cảm của tác giả, ước nguyện, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước. Bài thơ chính là một “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.

.

22 tháng 9 2022

bài này bn tự viết hay chép mạng zậy ?