nếu một số quy tắc nâng cao về so sánh phân số. Lấy VD
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
a) Tìm giá trị phân số của một số cho trước :
Muốn tìm m/n của một số b cho trước, ta nhân m/n với b. (Với m,n ∈ N,n ≠ 0)
Vd : tính 1/3 của 9
1/3 của 9 là : 1/3 × 9 = 3
b) Quy tắc tìm một số biết giá trị một phân số của nó:
Muốn tìm một số biết m/n của nó bằng a thì số đó được tính bằng a: (m/n) (m,n ∈ N∗)
Ví dụ: Tìm một số biết 3/4 của nó bằng 15
Số cần tìm là: 15 : 3/4 = 20
c)
- Tỉ số của hai số:
Thương trong phép chia số a cho số b (b ≠ 0) gọi là tỉ số của a và b
Kí hiệu a:b hoặc a/b
Ví dụ: Tỉ số của 5 và 7 là 5 : 7 = 5/7
- Tỉ số phần trăm:
Muốn tìm tỉ số phần tram của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả: a.100/b %
Ví dụ: Tỉ số phần trăm của 1 kg và 2 kg là:
1 : 2 × 100 = 50%
a, Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- Quy tắc: Muốn tìm \(\dfrac{m}{n}\) của b cho trước, ta tính \(b.\dfrac{m}{n}\)
VD: 0,25 của 1 giờ
Đổi 1 giờ= 60 phút
60.0,25=15 phút
b, Tìm một số biết giá trị phân số của nó:
- Quy tắc: Muốn tìm một số biết \(\dfrac{m}{n}\) của số đó, ta lấy \(a:\dfrac{m}{n}\)
VD: \(\dfrac{2}{3}\) của nó bằng 7,2: 23=10,823=10,8
c, Tìm tỉ số của a và b
- Quy tắc: Thương trong phép chia a cho b (b≠0) là tỉ số của a và b
VD: Tỉ số giữa a và b là a:b hoặc \(\dfrac{a}{b}\)
- Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{a}{b}=\frac{a.m}{b.m}\Leftrightarrow m\in Z,m\ne0\)
Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
\(\frac{a}{b}=\frac{a:n}{b:n}\Leftrightarrow n\in UC\left(a;b\right)\)
Lưu ý:
Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với -1 thì ta được một phân số bằng nó có tử và mẫu lần lượt là đối số của tử số và mẫu số của phân số đã cho.
Nói cách khác, nếu ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số thì được phân số bằng phân số đã cho.
- Phân số tối giản là phân số mà có tử số và mẫu số không thể cùng chia hết cho số nào ngoại trừ số 1 ( hoặc -1 nếu lấy các số âm ). Nói cách khác phân số là tối giản nếu a và b là nguyên tố cùng nhau, nghĩa là a và b có ước số chung lớn nhất là 1.
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số với mẫu số dương ta làm như sau:
Bước 1: Tìm bội chung của các mẫu ( thường là bội chung nhỏ nhất ( BCNN ) để làm mẫu chung ).
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu ( bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu ).
Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung khác 1 và - 1 của chúng.
- 1. So sánh hai phân số cùng mẫu.
Trong hai phân số cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
2. So sánh hai phân số không cùng mẫu
Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau.
Lưu ý:
* Phân số nào có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. Phân số lớn hơn 0 được gọi là phân số dương.
* Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. Phân số nhỏ hơn 0 được gọi là phân số âm.
Kiên trì!
a) Vì 0,617 > 0,614 nên -0,617 < -0,614
b) * So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
* So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a < b thì –a > - b
a: -0,617<-0,614
b: Chúng ta sẽ so sánh phần nguyên trước. nếu phần nguyên bên nào lớn hơn thì bên đó lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì sẽ so đến phần thập phân với quy tắc tương tự theo chiều từ trái qua phải, chừng nào tìm được hai số ở cùng vị trí mà số này lớn hơn số kia thì kết luận số đó lớn hơn
Quy tắc:
Trong hai phân số có cùng mẫu, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
So sánh:
Ta có 7 < 9 nên \(\dfrac{7}{{11}} < \dfrac{9}{{11}}\).
1.trước dấu ngoặc là dấu "-" thì đổi dấu tất cả các số trong ngoặc
trước dấu ngoặc là dấu "+" thì giữ nguyên dấu tất cả các số trong ngoặc
2.khi chuyển vế 1 số, ta đổi dấu của số ấy.VD:muốn chuyển vế số 11 trong đẳng thức sau:11+6=10+7,ta đổi dấu của số 11:6=10+7-11
3.dạng tổng quát:a/b(a,b\(\in\)Z)
4.2 phân số a/b,c/d bằng nhau khi và chỉ khi ad=bc.VD:99/100=990/1000 vì 99.1000=990.100
5.a/b=a.m/b.m(m khác 0)
a/b=a:n/b:n(n khác 0)