Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối… Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong...
Đọc tiếp
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…
( Theo Thu Hạnh/ TTXVN )
Câu 1.
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
b. Văn bản trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2 ?
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu: “ Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người”.
Câu 3. Khái quát nội dung chính văn bản trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5. Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) chứng minh rằng: Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Câu 6. Đề cao sự kiên trì nỗ lực để đạt đến thành công, nhân dân ta có câu
“ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Tự sự