lập dàn ý nhân vật philip
giúp mình với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo !...”.
Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một cách đẹp.
Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị,trong trẻo,”biết yêu và biết ghét”.
Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền: “…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng.
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…,ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”
Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện “Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng dấp hình bóng Nam Cao.Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
tham khảo
I. Mở bài:
Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.
II. Thân bài:
1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men
Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.
2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:
a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng
- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.
- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.
b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men
- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.
- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.
3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi
- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.
- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.
- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu
- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác
- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:
- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.
III. Kết bài:
Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…Vũ nương tên là Vũ Thị Thiết là người con gái Nam Xương quê ở Nam Xương ,tính đã thùy mị ,nết na lại thêm tư dung tốt đẹp .
-Trương Sinh đem hơn trăm lạng vàng đến cưới nàng về làm vợ
# H
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
Bạn tham khảo nhé
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả G. Mô- pa- xăng: Một nhà văn Pháp tài năng với gia tài văn chương đồ sộ
- Khái quát về đoạn trích Bố của Xi-mông: Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông, Blăng- sốt và Phi- líp
2. Thân bài
a. Nhân vật Xi-mông
- Là một đứa trẻ đáng thương: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại", là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc
- Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
- Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?
- Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài
- Về nhà, nhìn thấy mẹ: - Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc
- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
- Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin
+ Hết cả buồn.
+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh ⇒ Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực
b. Nhân vật Blăng- sốt
- Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
- Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị…như muốn cám đàn ông bước qua ngướng cửa.
- Nỗi lòng với con
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng- sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
c. Nhân vật Phi - lip
- Được giới thiệu là một người :
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
- Khi gặp Xi-mông:
+ Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị - “tự nhủ thầm”
- Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
⇒ Nghệ thuật kể chuyện sinh động, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ đối thoại ⇒ Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
- Nội dung: Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.
- Liên hệ bản thân
Tham khảo :
1. Mở bài
- Vài nét về tác giả G. Mô- pa- xăng: Một nhà văn Pháp tài năng với gia tài văn chương đồ sộ
- Khái quát về đoạn trích Bố của Xi-mông: Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông, Blăng- sốt và Phi- líp
2. Thân bài
a. Nhân vật Xi-mông
- Là một đứa trẻ đáng thương: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại", là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc
- Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
- Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?
- Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài
- Về nhà, nhìn thấy mẹ: - Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc
- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
- Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin
+ Hết cả buồn.
+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh ⇒ Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực
b. Nhân vật Blăng- sốt
- Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
- Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị…như muốn cám đàn ông bước qua ngướng cửa.
- Nỗi lòng với con
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng- sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
c. Nhân vật Phi - lip
- Được giới thiệu là một người :
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
- Khi gặp Xi-mông:
+ Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị - “tự nhủ thầm”
- Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
⇒ Nghệ thuật kể chuyện sinh động, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ đối thoại ⇒ Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
- Nội dung: Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.
- Liên hệ bản thân