Văn hóa đại việt thế kỉ XVI-XVIII
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kinh tế:
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
*Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện:
Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI- XVIII
Tham khảo
- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.
+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…
- Về nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
#Tham_khảo:
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
Tham khảo ở https://vietjack.com/lich-su-8-cd/cau-hoi-trang-37-lich-su-lop-8.jsp
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
+ Thế kỉ XVII - XVIII, xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,..
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII.
- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII.
* Thủ công nghiệp
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm
+ Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài
+ Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
+ Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Thương nghiệp
- Nội thương
+ Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương
+ Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
I.Kinh tế:
Nông nghiệp:
a. Đàng Trong
-Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.
b. Đàng Ngoài
-Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
Thủ công nghiệp
-Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công
Thương nghiệp:
Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị, ngoại thương phát triển nhưng từ nửa sau thế kỉ XVIII các chúa Trịnh, chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy các thành thị suy tàn dần.
II.Văn hóa:
-Phật giáo và Đạo Giáo phục hồi và phất triển
-Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
-Sau này Thiên Chúa Giáo bị ngăn cấm
-Xuất hiện Quốc ngữ
-Văn học chữ nôm phát triển
-Sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.
Mik chỉ bt mỗi vậy thôi
Sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo
• Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đã cao trong học tập, thi cử và tuyến
chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thế kỉ này.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVII được lan truyền
trong cả nước.
- Tín ngưỡng: tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước.
• Chữ viết:
- Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh cũng được sáng tạo.
- Dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
• Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế
- Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Bộ diễn ca Thiên Nam ngữ lục,
+ Các nhà thơ nổi tiếng thời kì này như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,... Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiểu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
• Nghệ thuật dân gian
+ Phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa. Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng....
+ Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
Tham khảo!
Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo :- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.
Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.
Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
+ Nông nghiệp ở Đàng Trong:
Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.
Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều…do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi…); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng – khai hoang, lập ấp…điều kiện tự nhiên thuận lợi...)
+ Thủ công nghiệp:
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…
+ Thương nghiệp:
Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
READ: Lịch sử 7 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
Tình hình văn hóa:
+ Tôn giáo:
Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.
Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
+ Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:
Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.
READ: Lịch sử 7 - Ôn tập học kỳ 1
Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
+ Văn học và nghệ thuật dân gian:
Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…
Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…
Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.
Thống kê
+ Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...
+ Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..
+ Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...
+ Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...
+ Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...