Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ khi con tu hú
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình.Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi.Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Tham Khảo:
Đến với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, chúng ta ko thể ko hình dung ra bức tranh mùa hè đầy sức sống trong tâm trạng người tù yêu nước Cách mạng trong 6 câu thơ đầu:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đag chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng ko"
Giọng thơ thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sự náo nức. BPNT nhân hóa thật đặc sắc, BP liệt kê thật ấn tượng cùng phép tu từ ẩn dụ. Tất cả cho chúng ta thấy h/ả màu hè trong nỗi nhớ của nhà thơ đc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, để rồi đánh thức 1 mùa hè kỉ niệm trong lòng người, 1 thế giới tươi sáng, thân thuộc mở ra rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp của lúa, màu hồng của nắng, màu đỏ củ trái cây. Cùng với đó là màu xanh của trời, của cây lá, Bức tranh ấy còn chan hòa ánh sáng và ngọt ngào hương vị của trái cây, tràn ngập tiếng ve gọi bầy, tiếng ve ngân lên. Đặc biệt nhất là h/ả bầu trời cao rộng với những cánh chim diều sáo đag bay lượn. Đó là cánh chim diều, chim sáo nhưng phải chăng đó chính là cánh diều sáo tự do bay lượn trên bầu trời khoáng đạt. Phải là 1 người có tâm hồn tinh tế lắm thì Tố Hữu mới cảm nhận đc 1 thế giới rộn ràng,náo nức đến như vậy. Ôi, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao!
Em tham khảo nhé:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Tham khảo:
Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Phép lặp: Mùa hè (in đậm)
Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng."Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.
Phép lặp: Mùa hè (in đậm)
Thêm chữ tham khảo
tk:
Tố Hữu - một chiến sĩ cách mạng, đồng thời là một nhà thơ cách mạng. Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác năm 1039 - lúc tác giả còn rất trẻ, đang bị thực dân Pháp bắt giam ở Huế.
Nhiệt tình yêu đời, khát vọng tự do, tinh thần hăng say hoạt động của nhà thơ nổi bật trong bài "Khi con tu hú" thức dậy trong lòng chàng trai cả một bài ca sôi động, một đất trời tự do mà chàng yêu vô hạn, một ý chí vượt khỏi cảnh ngục tối ngột ngạt khi hè đang về ngoài kia. Tiếng chim tu hú ở đây khác nào tiếng gọi của cuộc đời, lời thôi thúc của cuộc đấu tranh.
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Ta tưởng như hai câu thơ này không phải bay lên từ mái nhà tù mà đang tuôn ra từ cây bút đứng ở đầu một làng quê thật đẹp, có cánh đồng lúa, có cây quả chín về mùa hè như vải, nhãn...
Cái sinh khí của mùa hè đang dậy lên mãnh liệt. Con chim hay ăn quả ngọt tíu tít gọi nhau, lúa chiêm đang chuyển từ màu xanh sang màu vàng nâng dần thân hạt cho to thêm và trên cây một hương vị ngọt ngào đang theo nắng, sương mù rót vào quả chuyển chất chua thành ngọt!
Lạ nữa là những câu thơ dưới đây vẫn chưa có cái bóng dáng gì về hoàn cảnh của người làm thơ đang ở trong tù, mà như ai đó đứng ở ngoài sáng mắt mới quan sát được cảnh vật mùa hè đang xao động trong một không gian rộng lớn:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Sức sống của mùa hè, dưới ngòi bút của nhà thơ là bức tranh phong cảnh của nông thôn ở độ dạt dào!
Tiếng ve ngân râm ran ở một cây nào đó, trước một sân phơi màu nắng còn non nửa mặt trở nên thành một thứ nắng đào "vàng nhật''. Đó là trên mặt đất. Còn cái vòm trời cao rộng ngất nghểu kia thì có đôi con diều sáo cho đảo lộn nhào bên nhau. Như thế là bức tranh có cảnh gần cảnh xa, dưới thấp, trên cao, có màu xanh diệp lục của lá cây, màu vàng của bắp, màu "nắng đào" của trời và ngập tràn ánh sáng cho đôi con diều tung hoành trong không gian.