K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa...
Đọc tiếp

“Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng...

Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát.

Ôi cái mùa hè hiếm hoi. Ngày lao xao, đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này!”

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?………………………..

- Cho biết tác giả của văn bản…………………………………………………….

- Văn bản đó thuộc thể loại nào?…………………………………………………

- Nêu nội dung chính của đoạn trích trên …………………………………

- Trong các câu văn sau, hãy tìm biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng (gọi tên, phân tích, nêu tác dụng)

+“Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa…”

+ “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất”.

- Hãy mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ cho câu sau và xác định các cụm từ đó là gì?

“Hè vui”:………………………………

0
D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 12 2023

Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.

28 tháng 2 2023

Những cảm xúc:

- Tình yêu thương nồng đậm, sâu sắc với mùa hè.

- Niềm khát khao cháy bỏng về một mùa hè ở làng quê.

- Tình cảm rạo rực với thiên nhiên, với ngoại cảnh của tác giả trong mùa hè.

Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây: a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi, ...(Ê- dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu) b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiến chó thủng thẳng sủa giăng;...
Đọc tiếp

Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây: 

a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi, ...

(Ê- dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu) 

b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiến chó thủng thẳng sủa giăng; ...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 

c. Bác tai gật đầu lia lịa: 

- Phải, phải ...Bác sĩ đi với các cháu!

(Chân, tay, tai, mắt, miệng) 

d. Những com chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi ...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 

đ. Ò ...ó ...o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về. 

(Sọ Dừa) 

e. Tôi quắc mắt: 

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì ...hừ hừ ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. 

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn:

a. Thể hiện sự lắng đọng của cảm xúc.

b. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

c. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn.

d. Thể hiện lời nói còn bỏ dở.

đ. Biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy.

e. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

10 tháng 3 2023

Công dụng: Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt cáp phép liệt kê trong câu.

mong chj tick cho em ạ

HƯƠNG LÀNGLàng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ...
Đọc tiếp

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió

Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé !

1,qua bài đọc hương làng bài văn co em biết điều gì?

 

0
16 tháng 6 2021

Trong các câu sau, câu nào có nhiều vị ngữ nhất ?

A. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm.

B. Mùa hè, trong đầm, những bông sen đang toả ngát hương thơm.

C. Tôi yêu bờ tre, gốc đa, đường làng, yêu ruộng đồng thơm mùi lúa chín

16 tháng 6 2021

A. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm...
Đọc tiếp

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Nếu gặp bác Lê, em sẽ nói gì với bác?

1
2 tháng 1

hbhbhbhghghfjhfjhvbnvnbvnmφyuy7767yukkknnnmmmmmmmmmmnnhhhhbgvfgcfxdfz           mbngcnc vc v

 

Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.Dân chơi đồ cổXưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem chiếc gậy cũ kĩ đến bảo:- Đây là cây gậy cụ tổ Chu văn...
Đọc tiếp

Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Dân chơi đồ cổ

Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem chiếc gậy cũ kĩ đến bảo:

- Đây là cây gậy cụ tổ Chu văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.

Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói :

- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.

Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm xin gạo mà chỉ gào lên:

- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng.

Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

1
14 tháng 3 2018

* Các tên riêng trong mẩu truyện vui:

- Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, (nhà) Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.

* Các tên riêng đó là danh từ riêng ghi tên riêng đọc theo âm Hán Vệt. Khi viết: Viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. (Ví dụ: Tên riêng sau có 3 chữ thì phải viết hoa cả 3 chữ cái đầu ở mỗi tiếng: Chu Văn Vương).