Giúp mình với:
Hãy chia sẻ một trong các điều thú vị vào ngày Tết của gia đình em.(gói bánh chưng,nhận tiền lì xì,ngắm đêm giao thừa,...)
Viết thành đoạn văn nhé.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo (Phần in đậm phía dưới là cách thức làm bánh trưng , em có thể làm theo hoặc lược bỏ vài câu cho đỡ dài nhé bé !!)
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.
Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.
Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.
Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.
Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.
Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.
Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.
Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.
Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Giao thừa chính là giây phút kỳ diệu, thời khắc quan trọng nhất của một năm. Nó chính là giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.Chính vì vậy, mọi người luôn coi giao thừa là một khoảnh khắc vô cùng trọng đại những giờ mà người thân yêu trong gia đình sum vầy quây quần bên nhau chúc cho nhau một năm mới mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.
Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ báo hiệu năm cũ đã hết và những phút giây đầu tiên của năm mới đang gõ cửa tiếng pháo hoa nổ lên ở những nóc nhà xung quanh, tiếng vỗ tay hò reo của trẻ con hàng xóm.
Trong tiết trời mưa xuân lất phất bay, ông nội em thì lẩm nhẩm xít xoa cúng tổ tiên, còn ba mẹ em thì đang xúng xinh chuẩn bị bao lì xì để lát nữa đây khi gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình ba mẹ sẽ đem ra mừng tuổi ông bà và lì xì cho tụi em nữa.
Sau màn bắn pháo hoa là những lời chúc tết của chủ tịch nước, rồi những bài hát mừng đảng mừng xuân thi nhau vang lên thông qua hệ thống phát thanh của xã. Gia đình em quây quần bên nhau. Mẹ em hạ mâm cỗ cúng gia tiên trong đó có mâm xôi đỗ và con gà trống còn nguyên miệng ngậm hoa hồng đỏ xuống, rồi dùng kéo cắt chia nhỏ thành từng miếng vừa miệng.
Cả gia đình em sum vầy bên nhau mỗi người ăn nắm xôi nhỏ và miếng thịt gà để lấy lộc. Ba em bắt đầu giây phút mà em mong chờ nhất đó chính là mừng tuổi. Trước tiên ba mừng tuổi ông bà nội mong cho ông bà sang năm mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu, cùng cả gia đình đón thêm nhiều giao thừa nữa. Rồi tới lượt anh em em, ban chúc chúng em học giỏi, mạnh khỏe, giúp đỡ bố mẹ nhiều việc nhà hơn.
Em cầm bao lì xì của ba lòng tràn đầy phấn khởi, tò mò không biết năm nay ba lì xì cho mình bao nhiêu.
Sau đó, cả gia đình em rủ nhau lên chùa để mừng tuổi sư thầy, chả là bà nội em rất thích đi chùa nên năm nào sau khi cả gia đình quây quần chúc tết bên nhau bà đều động viên cả nhà lên chùa hái lộc cầu may. Nghe lời bà nội nên cả nhà em cùng nhau đi bộ lên chùa vì chùa cũng không xa nhà em lắm.
Em để ý năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong là thời tiết đều có mưa xuân nho nhỏ, bay lất phất trong không trung làm cho không khí mùa xuân vô cùng đặc biệt. Trên những cành cây những chiếc lá non mơn mởn đang phơi phới trong gió xuân thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt của mình.
Những nụ đào trong vườn nhà cũng nở bung mình trong không khí mùa xuân lộng lẫy, kiêu sa. Trên thân cây đào những chùm đèn nháy đủ màu sắc được quấn quanh cành cây làm tăng thêm sự tươi vui đẹp mắt.
Mẹ em thường bảo rằng, giao thừa là vô cùng quan trọng trong một năm khi cả gia đình được ở bên nhau trong thời khắc này thì cả năm mới sẽ luôn vui vẻ, sum vầy không bao giờ lìa xa.
Giao thừa chính là những giờ phút tuyệt vời thiêng liêng nhất trong năm, do đó những người thân thương dành khoảnh khắc này để ở bên cạnh gia đình của mình cùng nhau chia sẻ giây phút lịch sử quan trọng của mùa xuân của đất trời giao thoa làm một.
Bn rút gọn nhé
Rồi tự lm phần b
Mk buồn ngủ quá nên off ko lm đc
Mong bn thông cảm
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi . Tết thì nhà nào chẳng có hoa đào ,mai và quất. Như hoa đào có màu giống như một bông hồng nhung.Hoa mai vàng rực rỡ như đang tỏa ánh nắng cho nhà em. Qủa quất thì to chỉ bằng nắm tay của em. Màu của quất như màu của quả cam. Đi ra đường em thấy có rất nhiều hoa đào , mai và quất rất dẹp
k cho mình nha ,cảm ơn .
chúc gia đình bạn tết vui vẻ hạnh phúc nhiều tiên mừng tuổi
Em tham khảo theo dàn ý này nhé:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh gói bánh chưng ngày Tết
Hằng năm, cứ Tết, em và bố mẹ trở lại quê ăn Tết với ông bà. Sáng ngày 29 Tết, như thông lệ, ông bà thường gói bánh chưng.
- Thân bài: Miêu tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết
+ Chuẩn bị làm bánh
Sáng khoảng cách 7 giờ, cô em vo gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm từ tối hôm trước. Những hạt trắng muốt, căng mẩy và những hạt đỗ vàng lần lượt được thu dọn bể bơi để làm sạch nước.
Trong bếp, ông thái miếng thịt lợn được bà đi chợ mua từ sớm từng miếng ăn bằng bàn tay em. Sau khi thái xong ướp thịt với muối và hạt tiêu.
Mẹ em nhanh chóng trải chiếu trước nhà, lau sạch lá rong đã được cô rửa sạch từ chiều hôm trước, phân ra hai loại lá to, lá nhỏ để chuẩn bị gói bánh.
Bố em khuân những cây nhãn từ góc vườn vào sân để chuẩn bị nấu bánh chưng.
+ Gói bánh
Đến hơn 8 giờ sáng, mọi chuẩn công đoạn đã hoàn thành. Cả dây đeo ngày tháng trên chiếu cói và bánh gói. Mẹ xếp lần lượt 4 lượt lá sẵn sàng. Bà ấy đánh bại một trận đấu, một lần đỗ, rồi để đá chính giữa, rồi quay lại một lần đỗ, một trận đấu. Sau khi hoàn thành, bà chuyển việc đó hát cho ông gói. Ông với đôi tay khéo léo, nhanh chóng thoăn thoắt đã gói thành một chiếc bánh chưng vuông vức mà không cần định giá và buộc chặt và xếp hạng sang một bên.
Mỗi người một việc, vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Ông bà hỏi thăm công việc của bố và việc học của em. Mẹ cũng hỏi thăm tình hình của họ. Khung cảnh thật là bình yên và ấm áp.
Đến khoảng 10 giờ, công ty đã hoàn thành gói bánh. 20 bánh chưng xanh đã được hoàn thành.
+ Luộc bánh
Ông và bố trí những chiếc bánh thành một chiếc nồi, rồi mang ra giữa sân, cái bếp mà vừa "thiết kế" từ những viên gạch cũ xếp ở vườn. Fire group rồi nhanh chóng up up. Một lúc sau nồi chưng nóng.
Khi đó, bà và mẹ cũng chuẩn bị xong cơm cho cả nhà. Cả nhà vừa ăn vừa trông bánh chưng.
Cả ngày hôm nay, em và bố cùng trông bánh chưng. Em rất thích ngồi cạnh bếp lửa để sưởi ấm và những củ khoai lang lấy từ trong bếp của bà vào đám cháy rực rỡ để nướng.
+ Vớt bánh
Đến 12 giờ đêm, lúc này bánh chín, cả nhà lau bánh. Em háo hức chờ lại gần để nhìn từng chiếc bánh răng thật. Từng chiếc bánh lần lượt được cất giữ tỏa ra khói tỏa nghi ngút. Mùi thơm của bánh chưng mới xong thật hấp dẫn. Dù đã tồn tại khá lâu nhưng em vẫn thấy màu xanh rất đẹp và màu xanh lá cây nhìn ra bên ngoài hệ thống.
Săn xong xếp cẩn thận trên bàn. Bà bảo em là để qua đêm cho nước nóng, đến mai là có bánh chưng để thắp hương ông bà tổ tiên.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của bản thân
Gói bánh chưng ngày Tết là tục lệ đẹp của gia đình em nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Em luôn mong đến Tết để được gói bánh chưng với ông.
Cảnh gói bánh chưng ngày Tết ở nhà em thật yên bình và ấm áp. Nó cho em thấy được tình cảm gia đình gắn bó, ý nghĩa của ngày Tết đối với mỗi người dân Việt Nam và thêm yêu mến, trân trọng những điều tốt đẹp của hệ thống truyền thông quê hương.
Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Tham Khảo
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được người dân ở thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết.
Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngờ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành.
Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kín trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi. Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo, tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Tham khảo
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị Tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chơi Tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối ba mươi Tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mùng một Tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc Tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.