Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú...
Đọc tiếp
Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.
Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Câu chuyện hai bố con anh thanh niên cùng viết đơn xin đi lính ra mặt trận cho thấy anh thanh niên là người như thế nào?
Câu 3: Anh thanh niên chia sẻ “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu quan niệm về hạnh phúc của nhân vật như thế nào?
Câu 4: Những người đáng vẽ khác mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới là ai? Vì đâu mà nhân vật cháu cho rằng họ đáng vẽ hơn mình?
Câu 5: Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong truyện có gì đặc biệt? Vì sao ông lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy?
Câu 6: Những từ ơ, ư trong câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc những từ loại nào? Tác dụng của việc sử dụng những từ loại ấy trong câu?
Câu 7: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, khởi ngữ, thành phần biệt lập có trong đoạn trích?
Câu 8: Câu Không, không, đừng vẽ cháu! thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói và xét theo cấu tạo? Qua câu nói đó, em thấy được nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên.
Cả đoạn này có lời dẫn trực tiếp đó em!