Giair thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Đáp án A
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do: gió mùa kết hợp hướng các dãy núi và độ cao địa hình.
- Miền Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, các cánh cung núi tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài
- Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc tràn về phía Tây, đem lại một mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc đón gió. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao nên khí hậu vẫn tương đối lạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao.
HƯỚNG DẪN
- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).
- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.
- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.
- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.
- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.
- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.
Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
- Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…
- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.
+ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt gió mùa; vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.
+ Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thien-nhien-phan-hoa-theo-huong-dong-tay-c95a9115.html#ixzz7E3T4js1q
Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Trong khi thiên nhiên Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới (sgk Địa lí 12 trang 49)
=> Chọn đáp án A
Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Trong khi thiên nhiên Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới (sgk Địa lí 12 trang 49)
=> Chọn đáp án A
TK
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
+Ở vùng núi thấp Đông Bắc, thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
+Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa : mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm. Ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:
Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
TK
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
+Ở vùng núi thấp Đông Bắc, thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
+Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa : mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm. Ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:
Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.