K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có riêng cho mình những đam mê để không ngừng theo đuổi. Và cũng chính vì đam mê ấy mà con người luôn luôn cố gắng, nỗ lực để đặt tới cái đích mà họ mong muốn. Vì thế mà có người đã cho rằng: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.

Đam mê chính là những sở thích, sở trường, là cái đích đến mà bản thân mỗi con người đặt ra cho mình. Đam mê chính là thứ cảm xúc dạt dào, mãnh liệt xuất phát từ bên trong con người, thôi thúc họ làm những công việc mà mình mong muốn. Theo đuổi đam mê chính là dốc toàn tâm, toàn ý của bản thân để thực hiện bằng hết những suy nghĩ, những dự định của bản thân.

Theo đuổi đam mê không chỉ là theo đuổi những mục đích của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân và cả những người xung quanh. Khi chúng ta đã quyết tâm theo đuổi đam mê, tức là bản thân đã định hướng được cho mình những dự định trong tương lai, những công việc và cả những khó khăn thử thách phải vượt qua. Sống hết mình với đam mê, con người cũng trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù khó khăn đến mấy, dù vất vả đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt đó. Từ đó hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân. Và khi bạn vươn tới được cái đích cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết với những cố gắng và nỗ lực của bản thân. Khi đó, bạn sẽ trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì, sự cố gắng không mệt mỏi để vướn tới thành công cho những người xung quanh.

Thực tế cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những tấm gương về sự cố gắng theo đuổi đam mê tới thành công. Trong số những người đó, chúng ta không thể không nhắc tới Bill Gates – một trong những người giàu có nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hoa Kỳ, lại được trời phú cho thông minh, lanh lợi và đặc biệt rất giỏi toán. Ông từng thi đỗ trường Harvard ngành luật, nhưng vì đam mê với máy tính, công nghệ, ông đã quyết định ngừng việc học để cùng những người bạn của mình lập lên công ty Microsoft. Vượt qua bao khó khăn, thử thách để theo đuổi đam mê, cuối cùng ông cũng có được vị trí như ngày hôm nay.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đối với riêng tôi thì có lẽ đam mê bắt nguồn từ sở thích, càng thích nhiều càng đào sâu tìm hiểu, lâu dần sở thích ấy trở nên khác biệt, nổi trội và được yêu thích hơn tất cả các sở thích khác, tạo cho tôi cảm giác muốn phát triển và duy trì sở thích ấy, không thứ gì hay sở thích nào khác thay đổi được. Với tôi, đam mê ấy là Vẽ.

Tôi thích vẽ từ khi còn khá nhỏ, tôi luôn muốn vẽ, vẽ ở khắp mọi nơi, vẽ những người, những thứ mà tôi yêu quý hay tưởng tượng ra, vẽ trên vở tập vẽ, trên tường, trên sân, trên giấy nháp và cả trên sách toán, văn, tập viết hay bất kì thứ gì có thể vẽ lên. Ngay từ khi mới vào lớp 1, môn học mà tôi mong chờ nhất đã luôn là tiết mỹ thuật.

Thế nhưng, gia đình tôi lại không muốn tôi thích vẽ. Khi tôi mới bắt đầu vẽ, tôi luôn được khuyến khích, nhưng khi tôi bắt đầu yêu vẽ hơn tất cả những môn học còn lại, bố mẹ bắt đầu ngừng khuyến khích và ngăn cấm tôi. Bắt đầu học cấp 2, gần như tôi luôn phải vẽ trong tình trạng dấu giếm, tôi vẫn luôn thích vẽ, nhưng khi ấy, theo định hướng của người lớn, vẽ chỉ để giải trí, chỉ là một môn học phụ, không phải là thứ cần chú trọng như toán hay văn. Tôi thì vẫn luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, chỉ dám vẽ khi bố mẹ vắng nhà và cố gắng chăm chỉ học những môn học mà người lớn cho rằng là sau này có ích. Cũng may, khi ấy, ngoài vẽ tôi còn một hứng thú đặc biệt với sinh học, vậy là chuyển qua định hướng vào lớp chuyên sinh trường chuyên của thành phố với mục tiêu cao nhất là thi đại học vào ngành dược. Có lẽ, tương lai cũng đã vẽ sẵn để tôi hướng tới.

Thế nhưng, mọi thứ thay đổi khi tôi trượt lớp chuyên cấp 3 với điểm số suýt soát. Thất vọng và căng thẳng vì thay đổi môi trường mới, không đạt được mục tiêu ban đầu, lại thêm tư duy toán lí hóa khá yếu nên vào lớp 10, điểm số, lực học dù tôi cố gắng bao nhiêu cũng vẫn tụt xuống không phanh. Sự chán nản, căng thẳng, thất vọng về bản thân khiến tôi tìm lại với những trang giấy và chiếc bút chì. Tôi lại vẽ. Không hiểu sao mỗi khi vẽ tôi lại cảm thấy thoải mái mà say mê vô cùng.

Sau khi học gần hết lớp 10, nhờ một hội trại tư vấn tuyển sinh cho các anh chị lớp 12 mà tôi chính thức định hướng lại cho bản thân mình. Tôi muốn thi mỹ thuật ! Tôi nói với bố mẹ tôi về định hướng ấy. Theo lẽ thường tình, như đa số những ông bố bà mẹ khác, bố mẹ tôi phản đối. Lý do của sự phản đối ấy tôi cũng hiểu, bố mẹ tôi chỉ là công nhân, đồng lương khá ít ỏi, nuôi hai chị em tôi ăn học cũng đã chật vật lắm rồi, bố mẹ luôn muốn hai chị em học thật giỏi để sau này không phải khổ như bố mẹ. Mà những môn học bố mẹ cho là có tương lai vẫn luôn là toán, lí, hóa, văn, anh, sinh… Luôn không có chỗ cho vẽ. Hơn nữa, học phí để ôn thi mỹ thuật là một khoản tiền không hề nhỏ và mọi người vẫn luôn nghĩ, học vẽ sau này chỉ có thể làm họa sĩ, sự hiểu biết về ngành này chỉ có vậy, gia đình cũng không có ai làm hay học bất kì thứ gì về nghệ thuật . Sự ngăn cấm của bố mẹ có lẽ là sự lo lắng cho tương lai của tôi thì đúng hơn.

Nhưng khi định hướng thi vào mỹ thuật, tôi thực sự quyết tâm hơn rất nhiều, tìm được một định hướng mà mình thực sự thích, thực sự muốn theo đuổi, không có cảm giác căng thẳng hay chán chường như khi học các môn học văn hóa khác làm tôi kiên quyết hơn rất nhiều. Tôi tìm thêm các thông tin để thuyết phục bố mẹ. sau một thời gian khá dài, kết thúc lớp 10 với kết quả học tập khá bi đát do không chịu học, chỉ toàn vẽ, nghỉ gần hết 2 tháng hè thì mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi học vẽ. Bố thì vẫn không hài lòng khi tôi đòi thi mỹ thuật thay vì cố gắng theo đuổi định hướng ban đầu là trường dược. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng được học vẽ. Như được đặt vào đúng chỗ, tôi bị cuốn vào những buổi học chiều và tối, dường như tôi chỉ thực sự sống khi đi học vẽ, còn thời gian học văn hóa trên lớp chỉ như là một điều bắt buộc.

30 tháng 4 2023

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

 

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

30 tháng 4 2023

chơi quan tâm j

 

6 tháng 2 2022

Em theo các ý mà chị gợi ý để viết nhé!

Nêu ra câu chủ đề (VD: Trong cuộc sống này, sự cống hiến của tuổi trẻ là một trong những điều quan trọng nhất...)

Thế nào là sự cống hiến của tuổi trẻ?

Biểu hiện?

Dẫn chứng (Trong tình hình dịch bệnh Covid19 hiện nay)?

Trái ngược với sự cống hiến?

Liên hệ bản thân em (Em đã làm gì để thể hiện sự cống hiến?)

Kết luận lại. 

6 tháng 2 2022

Ok

Ngày xưa thế hệ trẻ trong chiến tranh đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Họ sẵn sàng gác lại nghiên bút, tạm biệt giảng đường đại học để đến với chiến trường. Lí tưởng ấy thật cao cả, họ ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của mình với đất nước khi chiến tranh chính là giữ gìn chọn vẹn non sông đất nước này. Chúng ta là những người gánh vác trách nghiệm ấy tiếp nối truyền thống tốt đẹp gìn giữ nền hòa bình khó khăn lắm mới có được. Ở phía cá nhân, mỗi người cần rèn luyện cho mình tri thức và đạo đức để trở thành con người có ích cho xã hội. Đó cũng là cách chung tay xây dựng non sông đất nước vứng bền. Thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với đất nước hơn ai hết, vì tổ quốc thân yêu, vì đất nước thịnh vượng.

10 tháng 5 2022

refer

Đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Vì vậy mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải góp phần vào việc giúp đất nước phát triển, và trách nhiệm của những thanh niên hiện nay là rất quan trọng, những người thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang của mình đầy đủ, để có thể đi tới một nơi thật xa mà gần trong tương lai chúng ta. Hành trang ở đây không phải là những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi, mà là những tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là những điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể đi đến một nơi thật xa mà gần trong tương lai của họ, và cũng chính là điều kiện để họ có thể giúp cho đất nước phát triển hơn hoặc bằng so với các nước láng giềng. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên hiện nay là rất quan trọng có thể quyết định tương lai của đất nước sau này. Thế mà, có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Về trách nhiệm của mỗi chúng ta thì phải ra sức cố gắng học tập thật tốt và không tham gia vào các tệ nạn của xã hội mà làm cho đất nước bị thụt lùi so với các nước bạn bè. Thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.

10 tháng 5 2022

thanghoacảm mơn