Vì sao hồ gươm hay hồ hoàn kiếm lại có tên như vậy ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Giair thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm,nói lại sự việ trả thanh gươm thần
chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người
những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc
TL :
Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.
Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.
Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại. Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Mik cop trên mạng ó!!! Nếu bạn ko thik thì không cần k cho mik cũng đc.
Nước Việt Nam ta tự hào với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, chùa Thiên Mụ cổ kính hay Hội An thơ mộng. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ của biết bao di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.
Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hài hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, những cây lộc vừng xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ. Thiên nhiên tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hồ Gươm. Bốn mùa lúc nào nước Hồ Gươm cũng trong xanh. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Mặt trời vàng rực, soi bóng xuống mặt hồ. Ánh nắng tinh nghịch, vui vẻ nhảy nhót trên mặt hồ. Cả mặt hồ như được dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề ba chữ Hán lớn màu đỏ: “Tả thanh thiên” có nghĩa là “Viết lên trời xanh” mang hình ảnh nghiên mực và ngòi bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đền được xây trên đảo Ngọc. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ cụ Rùa và Đức Thánh Trần (tức vua Trần Hưng Đạo) người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Hàng ngày, có hàng dài người xếp hàng để vào đền thắp hương.
Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô. Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Tham khảo
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.