Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I was born and grew up in a small village of DAI TU district, in THAI NGUYEN province. It is about 150 km from here.
It is a small village because it has only a population of 1000 with a size of 3 square kilometers
There is a primary school in the village, so it is very convenient for children to go to school. There is a small market with a lot of fresh food. The food here is cheaper and fresher than the one in the city.
My village has some nice view, such as: large fields where we can fly a kite and Cau river, where I could swim and my mother usually wash clother there.
Centre of my village is a khuon ga pagoda, it has a large yard,where we usually play badminton, tabletenis or meet each other to chat, next to the pagoda is a large lake. I going fishing here very much.
Especially, I tea of my hometown a lot, because it very delecious, I usually drink a cup of tea before I start working.
The people in my village are very hospitable, friendly, helpful and generous. They are all hard working people. They mainly live on farming and business…
Being a learner of Tran quoc Tuan university, I only come home once a month , so I miss my hometown very much.
Life in the city is full of activity. Early in the morning hundreds of people rush out of their homes in the manner ants do when their nest is broken. Soon the streets are full of traffic. Shops and offices open, students flock to their schools and the day’s work begins. The city now throb with activity, and it is full of noise. Hundreds of sight-seers, tourists and others visit many places of interest in the city while businessmen from various parts of the world arrive to transact business.
Then towards evening, the offices and day schools begin to close. Many of the shops too close. There is now a rush for buses and other means of transport. Everyone seems to be in a hurry to reach home. As a result of this rush, many accidents occur. One who has not been to the city before finds it hard to move about at this time. Soon, however, there is almost no activity in several parts of the city. These parts are usually the business centres. With the coming of night, another kind of actịvity begins. The streets are now full of colorful lights. The air is cooler and life becomes more leisurely. People now seek entertainment. Many visit the cinemas, parks and clubs, while others remain indoors to watch television or listen to the radio. Some visit friends and relatives and some spend their time reading books and magazines. Those who are interested in polis discuss the latest polial developments. At the same time, hundreds of crimes are committed. Thieves and robbers who wait for the coming of night become active, and misfortune descends upon many. For the greed of a few, many are killed, and some live in constant fear. To bring criminals to juse, the officers of the law are always on the move.
Workers and others who seek advancement in their careers attend educational institutions which are open till late in the night. Hundreds of them sit for various examinations every year. The facilities and opportunities that the people in the city have to further their studies and increase their knowledge of human affairs are indeed many. As a result, the people of the city are usually better informed than those of the village, where even a newspaper is sometimes difficult to get.
The city could, therefore, be described as a place of ceaseless activity. Here, the drama of life is enacted every day.
I was born and raised in Nghia Trung, Viet Yen, Bac Giang. Here is the place where I love the best. It is a peaceful place. The air is fresh. The space is quiet. We can enjoy healthy natural conditions without worrying much about environmental pollution. As for social security, my village is a safer place than a city. Morever, people here are friendly and ready to help each other. Most of them live on agriculture and breeding cattle as well as poultry. So the food there are always fresh and tasty. Although I go anywhere, I still think of my village, Nghia Trung .
My neiborhood is not big, but it has a nice view. But, some year recently, people often do not take rubbish into recycle bins, walk on the grass, use more dirty energy, noise pollution,.... So I dis something much. Althought my neighbor is so dirty, peole here improve themselevs. I my neighborhood because it's my homeland, the peole here so friendly, there are a lot of parks, supermarkets, school, ... here.
Em đã được đi thăm khá nhiều cảnh đẹp nổi tiếng - đó là những phần thưởng của bố mẹ dành cho em mỗi khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng dù vậy, em vẫn thấy yêu mến, gắn bó với khung cảnh quen thuộc, giản dị của nơi mình ở.
Nơi em ở là một xóm nhỏ của ngoại thành Hà Nội. Như bao làng quê khác, xóm nhỏ của em được bao quanh bởi một cánh đồng. Đồng làng không rộng lắm nhưng cũng đủ để chúng em chạy nhảy vui đùa hay đi thả diều mỗi khi gió lớn. Bốn mùa thay đổi, đồng làng cũng mang những gương mặt khác nhau. Mùa xuân, đồng rập rờn những cánh lúa xanh rì thì con gái. Mùa hạ, đồng lại rực lên sắc vàng giòn của lúa chín căng hạt. Sang mùa thu, cánh đồng khoác lên mình một chiếc áo nhiều màu: có ô ruộng cấy lúa xanh rờn, lại có ô ruộng trồng rau sớm. Nhất là lúc đông sang, những màu vàng của lúa chín đan xen với màu xanh của rau vụ đông thật vui mắt! Và đến cuối mùa đông là đến mùa đốt đồng đầy lí thú. Khi ấy, nhà nhà đã gặt hết lúa, ít ai còn có nhu cầu dùng rơm làm chất đốt khi đó có bếp ga thay thế, bà con nông dân chất rơm thành từng đống đốt đi để lấy luôn tro bón ruộng. Cả cánh đồng nghi ngút khói rơm rạ như một chiếc lò sưởi khổng lồ. Đám trẻ con chúng em khi ấy vô cùng thích thú chạy đuổi nhau giữa những đống rơm cháy hoặc rủ nhau đi hun chuột.
Không chỉ có cánh đồng, còn có những tán tre, bóng gạo, bóng đa tô điểm cho xóm làng em ở. Những lũy tre cao và xanh ngát chạy quanh những bờ ao hiền hòa. tĩnh lặng. Còn có những cây gạo, cây đa rợp bóng xuống sân đình, cổng làng. Dưới bóng mát của cây, các cô bác trong xóm lại ngồi trò chuyện với nhau trong những trưa hè nóng nực hoặc lúc đi làm đồng về. Em cùng còn nhớ mãi ngày nhỏ, chúng em thường đu lên những rễ đa chắc và dài buông xuống chạm mặt đất.
Xóm làng quê em cũng đã phát triển rất nhiều. Cây cối, đồng ruộng vẫn giản dị, yên bình như thế nhưng nhà cửa đã khang trang, to đẹp lắm. Phần lớn nhà cửa đều là nhà hai ba tầng cao rộng. Nhà nào cũng có sân vườn thoáng đãng. Vườn nhà được trồng nhiều loại cây, có thể là cây ăn quả, cây cho bóng mát hoặc rau xanh. Đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông hoặc lát gạch rất sạch đẹp.
Làng xóm em đẹp đẽ và yên bình như thế. Dù đi đâu, em vẫn thấy nơi ở của mình là nơi đáng yêu đáng mến nhất trên đời.
#Tham khảo
Xin chào các bạn, tớ là cây bút chì. Tớ là một vật dụng nhỏ bé với sức mạnh phi thường. Nếu không tin các bạn cứ thử nhìn xem, trên thế giới không nơi nào không cần đến sự giúp đỡ của tớ. Và tớ cũng là một dụng cụ học tập thân thiết với các bạn học sinh.
Ông tổ của tớ tên là bút chì hiện đại được sinh ra năm 1795 bởi một nhà khoa học quân đội tên là Nicdas Jacques Conte. Dù trước đó, nhiều nơi đã xuất hiện dấu tích của gia đình bút chì của tớ. Cụ thể là vào thời cổ La Mã, con người đã sử dụng than kim loại để viết ký hiệu và vẽ lên các vật dụng như gỗ hoặc đá nhẵn. Ở Anh năm 1564, than chì được sử dụng. Và cây bút chì đầu tiên được xuất hiện năm 1662 tại Đức là cây bút chì thô sơ và có kích thước to hơn tớ rất nhiều. Vào thời điểm chưa có cây gọt bút chì nên những chiếc bút chì chưa được có dáng vẻ đẹp như tớ bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gốc và lịch sử của bút chì ngày nay.
Dù là cây bút chì nào, đã mang danh bút chì cũng có hai phần đó là lõi than chì và vỏ. Lõi than được tạo thành bởi than chì trộn đất sét mịn và nước để tạo thành ruột chì dài gọi là sợi ruột chì. Sau đó sợi ruột chì được nhúng vào dầu hoặc sáp nóng. Sau đó đổ vào vỏ bút chì để tạo rãnh và phần sợi ruột chì được cho vào bên trong vỏ bút. Thế là đã tạo thành một thanh bút dài, từ thanh bút dài có đủ cấu tạo phần ruột chì và vỏ sẽ được cắt thành từng đoạn, từng khúc để đem tới tay người sử dụng. Có một chút lưu ý khi người sản xuất bút chì đó là trọng lượng và độ đậm nhạt của bút. Có rất nhiều loại số đo độ đậm cứng, thông thường người ta chỉ xét từ 9H đến 9B, trong đó 9H là cứng và nhạt nhất 9B là mềm và đậm nhất. Đó là lý do vì sao trên thân của bút chì chúng tớ luôn có ký hiệu gồm chữ và số hoặc chỉ có chữ không. Ký hiệu này là chữ tiếng Anh viết tắt, chữ "H" viết tắt từ "hart" biểu diễn độ cứng của ruột bút, còn chữ "B" là "black" biểu diễn độ đậm của bút. Các loại bút chì phổ biến được sử dụng trên thị trường là bút chì HB và 2B. 2B là loại bút chì có lượng than chì nhiều hơn trong tỷ lệ than trộn với đất sét, nên ruột mềm hơn, nét đậm. HB là loại bút có lượng thanh chì ít hơn so với đất sét trộn thành ruột bút nên nét mảnh và có phần nhạt nét hơn.
Tiếp đó là phần ngoại hình của một cây bút chì chúng tớ ngày càng bắt mắt, đủ các loại màu sắc và họa tiết khác nhau. Đó là chiến thuật để thu hút những người dùng là các bạn trẻ, phù hợp với cá tính sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế lượng bút chì được sơn màu vàng chiếm phần lớn các thị trường, ví dụ như thị trường Mỹ có tới 75% những cây bút chì có màu vàng. Nguồn gốc của màu sắc này có thống kê đã từng ghi nhận bởi nguyên nhân từ việc xuất khẩu bút chì vào thị trường Trung Quốc, màu vàng rất được ưu chuộng nên nhà sản xuất đã khéo léo dựa vào đó để nâng giá trị cho cây bút chì. Lí do ban đầu người ta sơn bút chì màu vàng đơn giản là để tránh nhầm lẫn với các loại dụng cụ bằng gỗ khác.
Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, người sản xuất sẽ tạo ra những chiếc bút chì có màu sắc và hình thức khác nhau. Nổi bật hơn cả là chiếc bút chì phục vụ cho viết lách. Những chiếc bút chì là người bạn đầu tiên của các bạn nhỏ khi bắt đầu tập viết những nét chữ đầu tiên của cuộc đời. Những chiếc bút chì lại bầu bạn và ở thật lâu với những họa sĩ, nhà thiết kế. Những cây bút chì màu tô điểm cho thế giới thêm tươi tắn. Và những cây chì kẻ mắt lại tô điểm cho gương mặt người sử dụng thêm phần tự tin và sắc sảo.
Dù là ở nơi đâu, hay ở thời gian nào, bút chì chúng tớ vẫn luôn là người bạn thân thiết của con người, không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ mà còn đồng hành cùng ước mơ và cuộc sống của người sử dụng. Bút chì khi cùn đi được gọt nhọn bởi lưỡi dao của dụng cụ gọt bút. Những cây bút chì chịu những đau đớn sẽ trở nên đẹp và hữu ích hơn sau khi được bỏ đi phần dư thừa của bản thân. Hãy sống như chúng tớ, biết gọt giũa bản thân mình để được trở nên tốt đẹp nhất.
tham khảo
đề 1
Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Em có thể lên mạng, wikipedia tra cứu những thông tin về lịch sử hình thành, cấu trúc núi, hình dạng núi nhìn từ xa, những lễ hội tại đó, ...và tự viết thành 1 bài văn. Sau đó em đăng lên đây anh sửa cho nhé!
Tham khảo
Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.
Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động… cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen.
Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn.
Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích.
Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo.
Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.
Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.
Điện Bà – thờ Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).
Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.
Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.
Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật.
Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.
Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kì. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.
Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen.
Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.
Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng.
Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.