theo nguyễn trãi tư tưởng nhân nghĩa là gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân; biểu hiện ở lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với kẻ thù; “nhân nghĩa” vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu; “nhân nghĩa” được thể hiện trong ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình.
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân; biểu hiện ở lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với kẻ thù; “nhân nghĩa” vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu; “nhân nghĩa” được thể hiện trong ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình
Tham khảo:
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân; lấy cuộc sống bình yêu, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.
Phân tích nội dung của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” , tư tưởng này có gì khác với tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo truyền thống ?
Bài làm:
Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo. Nghĩa là làm cho dân yên ổn, vì dân mà trừ bạo. Nhân nghĩa trong Nho giáo là cách ứng xử và tình thương giữa con người với con người. Nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi được nâng lên một tầm cao mới là mối quan hệ, cách ứng xử giữa dân tộc với dân tộc. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng tiến bộ, lấy dân làm gốc và mang tính nhân đạo. Vì vậy em rất thích bài thơ này.
Cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi là: làm gì cũng phải là vì dân, phải thương dân, hiểu dân và chăm lo cho dân; đồng thời phải biết bảo vệ sự tự do cũng như sự độc lập của đất nước.
Người dân là những người nông dân sống duới thời vua.
Kẻ bạo ngược là giặc ngoại xâm ở nước khác và những viên tham quan chỉ lo bóc lột người dân.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.
+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.
+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân
+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).
→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân; biểu hiện ở lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với kẻ thù; “nhân nghĩa” vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu; “nhân nghĩa” được thể hiện trong ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình.