K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Tác giả suy ngẫm về bà, về cuộc đời của bà: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" hình ảnh nắng mưa được lặp lại chỉ cuộc đời vất vả nhọc nhằn của bà nhưng không phải để thương cảm xót xa mà là để khâm phục, ngưỡng mộ. "Mấy chục năm rồi bà vẫn giữ thói quen dậy sớm": bà vẫn bản lĩnh, vẫn kiên định trước bao khó khăn. Động từ "nhóm" lặp lại bốn lần: nhóm lửa để sưởi ấm, để luộc khoai sắn, để nấu nồi xôi sẻ chia cho xóm làng, dân tộc trong nghĩa tình đoàn kết. Câu thơ cho thấy được tấm lòng thơm thảo của người bà trong những năm tháng khó khăn của đất nước. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà không chỉ chăm lo cho cháu về vật chất mà còn thấu hiểu sâu sắc tâm tình tuổi thơ của cháu, là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện cổ tích. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim.

3 tháng 2 2022

Tham khảo:

Biện pháp tu từ

– Điệp từ: nhóm

-> Cho ta thấy được bà không nhưng giữ lủa, truyền lửa mà bà chính là người khơi nguồn cho tác giả.

– Câu cảm thán: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

-> Những cảm xúc trỗi dậy trong lòng tác giả khi nghĩ về bà.

3 tháng 2 2022

Không có ý gì nhưng lần sau nếu em biết thì hãy trả lời em nhé, trả lời vậy sẽ làm ảnh hưởng đến cả người hỏi lẫn người trả lời sau em ạ!

CM
23 tháng 12 2022

Em tham khảo các ý phân tích cơ bản dưới đây nhé!

- Bếp lửa chính là thói quen yêu thương của bà: cả cuộc đời bà dậy sớm nhóm bếp lửa. Lửa luôn cháy trong bếp cũng tượng trưng cho sự ấm cúng trong một gia đình. Từ xưa người phụ nữ Việt Nam luôn được gọi là người “giữ lửa” cho ngồi nhà, chăm sóc gia đình từ bữa cơm manh áo.

- Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần: thể hiện cấp độ tăng tiến của tình cảm.

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm: tình cảm của bà ấm áp, rực cháy như ngọn lửa

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi: bà dạy cháu biết yêu thương, yêu từ những khó khăn làm nên con người, yêu làng xóm quê hương.

+ Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui: bà dạy cháu biết sẻ chia

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ: bà góp phần bồi đắp lên tâm hồn cháu.

- Câu cảm thán “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: câu thơ như một tiếng reo đầy cảm xúc của tác giả. Chỉ một vật nhỏ bé đơn sơ là bếp lửa mà làm nên bao điều kì diệu, ấy là nhờ bàn tay bà, nhờ tình yêu của bà. Bà thổi hồn vào bếp lửa. Bếp là hiện thân của bà.

CM
23 tháng 12 2022

Em tham khảo các ý phân tích cơ bản dưới đây nhé!

- Bếp lửa chính là thói quen yêu thương của bà: cả cuộc đời bà dậy sớm nhóm bếp lửa. Lửa luôn cháy trong bếp cũng tượng trưng cho sự ấm cúng trong một gia đình. Từ xưa người phụ nữ Việt Nam luôn được gọi là người “giữ lửa” cho ngồi nhà, chăm sóc gia đình từ bữa cơm manh áo.

- Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần: thể hiện cấp độ tăng tiến của tình cảm.

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm: tình cảm của bà ấm áp, rực cháy như ngọn lửa

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi: bà dạy cháu biết yêu thương, yêu từ những khó khăn làm nên con người, yêu làng xóm quê hương.

+ Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui: bà dạy cháu biết sẻ chia

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ: bà góp phần bồi đắp lên tâm hồn cháu.

- Câu cảm thán “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: câu thơ như một tiếng reo đầy cảm xúc của tác giả. Chỉ một vật nhỏ bé đơn sơ là bếp lửa mà làm nên bao điều kì diệu, ấy là nhờ bàn tay bà, nhờ tình yêu của bà. Bà thổi hồn vào bếp lửa. Bếp là hiện thân của bà.

23 tháng 12 2022

Bạn tham khảo các ý phân tích cơ bản dưới đây!

- Bếp lửa chính là thói quen yêu thương của bà: cả cuộc đời bà dậy sớm nhóm bếp lửa. Lửa luôn cháy trong bếp cũng tượng trưng cho sự ấm cúng trong một gia đình. Từ xưa người phụ nữ Việt Nam luôn được gọi là người “giữ lửa” cho ngồi nhà, chăm sóc gia đình từ bữa cơm manh áo.

- Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần: thể hiện cấp độ tăng tiến của tình cảm.

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm: tình cảm của bà ấm áp, rực cháy như ngọn lửa

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi: bà dạy cháu biết yêu thương, yêu từ những khó khăn làm nên con người, yêu làng xóm quê hương.

+ Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui: bà dạy cháu biết sẻ chia

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ: bà góp phần bồi đắp lên tâm hồn cháu.

- Câu cảm thán “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: câu thơ như một tiếng reo đầy cảm xúc của tác giả. Chỉ một vật nhỏ bé đơn sơ là bếp lửa mà làm nên bao điều kì diệu, ấy là nhờ bàn tay bà, nhờ tình yêu của bà. Bà thổi hồn vào bếp lửa. Bếp là hiện thân của bà.