K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

Tuổi trẻ là thanh xuân, là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của một con người, bởi một khi đã qua đi đồng nghĩa nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội.Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình. Mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn trong cuộc đời mỗi người đều có những ý nghĩa riêng và mang lại cho ta những suy nghĩ, những bài học khác nhau. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người hơn cả đó chính là tuổi trẻ. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Nó sẽ cho ta thêm những kĩ năng cuộc sống, ứng xử đối với mọi người xung quanh. Tâm hồn ta vì thế mà cũng được rộng mở hơn. Không những thế, mỗi người hãy mang trong mình những phẩm chất cao đẹp như dũng cảm, bản lĩnh,.... do đó chính là thước đo cốt cách và là nguồn động lực to lớn giúp bạn tiến lên phía trước và nhận được tình cảm của mọi người. Qua đây, mỗi người hãy tích cực, chủ động vạch ra những kế hoạch cho riêng bản thân mình để tuổi trẻ không trôi qua lãng phí.

10 tháng 10 2024

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : "vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống"

2. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: "Chủ động", "Chuẩn bị trước"

- Nêu ví dụ, phân tích ví dụ

- Tác dụng:

- Không bối rối, lúng túng khi gặp tình huống xấu...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-nghi-luan-ve-y-nghia-cua-cach-song-o-the-chu-dong

15 tháng 2 2021

Bạn tham khảo nhé !!

 

Hàng năm, Tết cổ truyền có lẽ là ngày lễ lớn nhất từ lâu đời trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Tết cổ truyền thực sự có ý nghĩa quan trọng trong tiềm thực của người Việt. Thứ nhất, ngày tết cổ truyền chính là đánh dấu kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới, một khởi đầu mới. Vào lúc này, mọi sự cũ, buồn phiền trong cuộc sống sẽ bị gạt qua một bên và mọi người cùng nhau đón năm mới sang, một sự khởi đầu mới cho vạn vật, vạn việc được tốt đẹp và thuận lợi. Thứ hai, ngày tết cổ truyền chính là ngày tết đoàn viên. Vào ngày này, anh em con cháu tụ họp về 1 nhà sau bao tháng ngày để cùng nhau sum họp, ăn những mâm cơm tình thân. Thứ ba, tết cổ truyền mang ý nghĩa của sự hiếu thảo. Khi tết sang, bàn thờ phải là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, khang trang nhất để thể hiện được sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình. Tóm lại, ngày tết cổ truyền của VN mang ý nghĩa  của một sự khởi đầu mới cũng như những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp khác của thế hệ trước.

 

Ý cho bài viết của bạn: 

- Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta hình thành kỉ luật, nề nếp khi bắt tay vào làm một việc nào đó. 

- Khi có kế hoạch ta sẽ thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn. 

- Việc hình thành kế hoạch sẽ giúp ta dự liệu được những tình huống xấu nhất không may xảy ra. 

- Nếu làm việc không có kế hoạch dễ bị thách thức bất ngờ ập đến làm sụp đổ tất cả. 

 

20 tháng 12 2021

Tk:

Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

Đủ 200 chữ chưa đấy

     Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

TK#

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.

Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.

4 tháng 12 2021

bạn tham khảo

Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).

 

3 tháng 6 2023

Tinh thần cho đi là một giá trị quý báu mà tuổi trẻ cần phải trân trọng và nuôi dưỡng. Cho đi không chỉ là việc tặng quà hay giúp đỡ người khác, mà là cả một tinh thần hướng ra ngoài, hướng đến sự tốt đẹp của xã hội và thế giới. Khi ta cho đi, ta không chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người khác, mà còn tạo ra những cảm xúc tích cực cho bản thân. Tinh thần cho đi giúp chúng ta có thêm sức mạnh và động lực để vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn. Do đó, tôi rất khuyến khích tuổi trẻ nên nuôi dưỡng tinh thần này và hành động theo nó, tạo ra sự lan tỏa và đóng góp cho một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.