K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

Đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cách đối nhân xử thế giữa con người và đạo lý sống đẹp của con người trong cuộc sống. Câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn qua định luật sống trong tự nhiên, khi cho đi điều gì thì chúng ta sẽ được nhận lấy điều đó. Đây không những là một thông điệp sâu xa mà còn là triết lý sống của con người với nhau trong xã hội hiện đại.

Qua câu chuyện, có thể hình dung được cậu bé nghịch ngợm ấy khi hét lên “Tôi ghét người” thì trong rừng vọng ra tiếng “Tôi ghét người” nhưng khi cậu hét là “Tôi yêu người” thì tiếng vọng trong rừng ra lại là “Tôi yêu người”. câu chuyện này đã cảm hoá một cách rất hiện thực về cuộc sống hiện đại và cách đối xử với nhau trong một thế giới rộng lớn, cụ thể hơn trong câu chuyện chính là khu rừng. Tiếng rừng vọng ra đáp lại lời cậu bé trong cả hai hoàn cảnh nhưng cảm xúc của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Thử hình dung một ví dụ như lời của mẹ cậu bé, nếu cậu yêu thương người thì người cũng yêu thương cậu, ngay từ đầu nếu như cậu yêu thương mẹ, không ngỗ nghịch làm mẹ khiển trách thì chắc rằng cậu cũng sẽ được mẹ yêu thương. Vì vậy, trong xã hội loài người cũng thế, chúng ta đối xử hoà đồng với nhau, yêu thương lẫn nhau thì chúng ta cũng nhận được tình yêu thương, giúp đỡ của bao người khác. Hay nói khác hơn biến thù thành bạn.

Liệu rằng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một xã hội loài người bằng những tranh thù, chiếm đoạt vì lợi ích của chính mình. Ai gieo gió thì gặt bão, ai vì lợi ích của mình là những chuyện trái với lương tâm thì toà án lương tâm sẽ tự kết tội chúng ta, nhận lấy những hậu quả cho việc làm đó theo quy luật nhân-quả.

Chốt lại,qua câu chuyện trên đã gửi lại cho chúng ta một thông điệp sống về cách cư xử giữa con người với nhau trong định luật cuộc sống, chúng ta cho người khác cái gì thì chúng ta sẽ nhận lại cái đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đời của chúng ta không còn người nào để ghét cả.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0
Suy nghĩ về mẫu chuyện sauCó một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách.Ngày nọ giận mẹ cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn:Tôi ghét người.Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại:Tôi ghét người.Cậu hoảng hốt quay về xà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu bé không hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.Người mẹ nắm tay con đưa cậu...
Đọc tiếp

Suy nghĩ về mẫu chuyện sau

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách.Ngày nọ giận mẹ cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn:Tôi ghét người.Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại:Tôi ghét người.Cậu hoảng hốt quay về xà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu bé không hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con đưa cậu trở lại khu rừng.Bà nói:Giờ thì con hãy hét thật to:Tôi yêu người.Lạ lùng thay có tiếng vọng lại:Tôi yêu người.Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu:Con ơi đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.Con cho điều gì con sẽ nhận đều đó.Ai gieo gió thì giặt bao.Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con.Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

1
9 tháng 12 2016

Có ai đó đã nói rằng cuộc sống này là một điều kì diệu, và mỗi chúng ta hãy sống thật hết mình cho điều kì diệu ấy. Và rất nhiều người đã hài lòng với những gì mà cuộc sống mang đến cho họ: Hạnh phúc, tình yêu, nụ cười, thậm chí là cả những giọt nước mắt. Nhưng cũng không ít người chán nản với cuộc sống, với xã hội bởi họ cho rằng mọi người thù ghét họ. Những con người ấy đều là những cậu bé ngây thơ giông như cậu bé trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu. Và biết đâu, chính cầu chuyện tưởng chừng như ngắn gọn và đơn giản này lại chính là lời giải đáp cho hiện tượng nêu trên.

Một câu chuyện ngắn gọn như Tiếng vọng rừng sâu không phải là ít trong thời đại hiện nay, nhưng quan trọng là chúng ta rút ra dược những gì cho bản thân khi đến với cáu chuyện. Ân sau lớp ngôn từ giản đơn, dễ hiểu kể về một cậu bé đã hai lần hét vào thung lũng cạnh khu rừng rậm rằng: “Tôi ghét người”, “tôi yêu người”, và những gì cậu bé nhận lại từ rừng sâu âm u cũng chính là những từ ấy, câu ấy, đó là bài học triết lý vô cùng sâu sắc về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống. Việc cậu bé nhận lại cũng chính những tiếng cậu đã phát ra: “tôi yêu người”, “tôi ghét người” thực chất cũng chỉ là một hiện tượng vật lí tự nhiên: Hiện tượng dội âm. Nhưng chúng ta hãy xem, khi lần thứ nhất cậu bé đã mang tâm trạng giận dỗi với mẹ mà bực dọc hét lên: “Tôi ghét người” – mà người ở đây ý chỉ mẹ cậu – thì từ rừng sâu, hẳn tiếng vọng lại cũng chẳng êm tai dễ nghe gì mà đầy bực tức: “Tôi ghét người”. Cậu bé hoảng sợ không hiểu tại sao, nhưng chẳng phải lí do đã được bày ra rõ ràng trước mắt rồi đó hay sao? Cậu bé đã gieo thù ghét, thì cũng nhận lại thù ghét, và sau đó khi cậu trao yêu thương thì cũng nhận lại được yêu thương. Câu nói của người mẹ: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống chúng ta: Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con, nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con’’, nhưng một lần nữa khẳng định lại tư tưởng đạo lí đặt ra ở đây: Chính thái độ của mỗi con người đối với cuộc sống sẽ quyết định thái độ của cuộc sống đối với con người ấy — cho đi thù oán sẽ nhận lại oán thù, cho đi yêu thương sẽ nhận lại được thương yêu.

Hẳn rằng người mẹ trong câu chuyện đã mượn một hiện tượng vật lí tự nhiên để dạy cho con mình một bài học sâu sắc hơn. Và chắc rằng bài học ấy là vô cùng đúng đắn, bởi lẽ người mẹ là một người từng trải, sâu sắc, và chính cuộc sống kì diệu này sẽ cho ta những minh chứng rõ nhất cho bài học trên. Bạn và tôi – chúng ta đều phải thừa nhận rằng cuộc sống không hề giản đơn, cuộc sống là một khái niệm nào đó thật phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Và chính con người chúng ta đã tạo nên điều đó. Đứng trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho riêng minh một cách nhìn, cách nghĩ, cách hành xử riêng. Có người thì chọn cách phó mặc cho số phận, muốn tới đâu thì tới, có người ủ rũ, buồn bã đố rồi cuối cùng chìm sâu vào bể thương thân, oán trách mà chẳng còn thời gian để chia sẻ với mọi người và tận hương những niềm vui, bao điều thú vị mà cuộc sông mang lại, có những người thì lại chọn thái độ sống tiêu cực, dặt cái nhìn thiếu thiện cảm lên người khác, khép chặt lòng mình và tự biện hộ là không có thời gian để yêu bất cứ ai, cho nên quanh họ luôn là một bầu không khí u ám, thù ghét. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chọn cho mình một món trang sức đẹp nhất để bước vào vũ hội cuộc đời, đó chính là nụ cười và tình yêu. Cuối cùng thì sao? Vâng, ai cho đi cái gì thì nhận lại đúng cái đó như cậu bé trong câu chuyện. Khi bước tới cuối con đường đời, những người buông xuôi trước số phận thường cắn môi nuối tiếc rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, mình đã không thể làm được những gì mà mình mong muốn. Những người luôn chán nản cuộc sống hẳn không thể có được niềm vui, và luôn cảm thấy cô độc. Tệ hơn nữa là những người chọn thái độ thù ghét, họ cô độc, lạc lõng, trong lòng họ chất đầy những thù oán, tị nạnh, ghen ghét…, bởi vì chính họ cũng thù oán, tị nạnh, ghen ghét… người khác. Chỉ có những ai trao tặng yêu thương thì mới có thể mỉm cười hạnh phúc bởi quanh họ cũng là những con người yêu thương họ: bạn bè, gia đình, hay đơn giản chỉ là những người mà họ đã dùng tình yêu thương để đối xử. Đó gần như là một chân lí bất di bất dịch trong cuộc sống mà chính bản thân tôi đã từng trải nghiệm. Tôi cũng như cậu bé khờ dại trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, ở lần đầu tiên tôi hét lên câu “tôi ghét người” bởi những đố kị, ganh ghét, ích kỉ với bạn bè. Tôi ít khi mỉm cười, ít khi trải lòng mình với cuộc sống mặc dù cha mẹ, bạn bè xung quanh tôi luôn chờ đón tôi bằng vòng tay yêu thương. Và cuối cùng, thời gian như người mẹ đầy kinh nghiệm và yêu thương trong câu chuyện, dắt tôi quay trở lại để tôi có được cơ hội nói câu yêu thương với mọi người. Bạn ơi, bạn hãy tin rằng nếu chúng ta thân thiện, mỉm cười, bao dung với mọi người thì tất yếu mọi người cũng sẽ trao lại cho bạn tấm lòng yêu thương. Ngược lại, nếu bạn cố tình ghét bỏ, thù oán, ganh tị với bất kì một ai thì rồi có một ngày bạn sẽ trở thành kẻ bị ghét bỏ, thù oán, ganh tị mà thôi! Ông bà ta đã có câu: “Nhân nào quả nấy”. Dẫu biết rằng cuộc sống phức tạp rối rắm, nó là một ranh giới mong manh giữa tốt và xấu, yêu và ghét, thực chất và giả tạo…, bạn không thể tốt hết với tất cả mọi người, mà bạn cũng không thể xấu tính với tất cả những người xung quanh bạn. Nhưng bạn ơi, càng yêu thương, càng bao dung nhân ái, thân thiện chan hòa, và cởi mở, chân thành bao nhiêu thì bạn sẽ càng dễ thương hơn trong mắt mọi người đấy. Vậy có khi nào bạn hoài nghi, thậm chí thất vọng vì bạn đã trao tặng tình yêu rất nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu? Tôi chỉ có thể khẳng định một điều rằng, hãy cứ tin ở chính bản thân bạn, và thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng, những người luôn nói: “Tôi yêu người” sẽ được người khác tôn trọng, yêu quý.

Có lẽ các bạn đều biết một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân: “Ôi, sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn”. Khái niệm “sống đẹp” mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra chắc hẳn bao hàm nhiều ý nghĩa mà chúng ta không bàn đến ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh của sống đẹp: đó là yêu thương, chan hòa với mọi người. Bạn thấy không, khi bạn yêu thương, chan hòa thì trong mắt mọi người, bạn sẽ trở thành một người sống đẹp, và có ai lại không yêu quý một người sống đẹp, cái đẹp vẫn luôn được trân trọng và tôn vinh trong cuộc sống. Ngược lại, thái độ sống không đẹp của bạn đối với cuộc đời, rồi sẽ bị tẩy chay, xa lánh, xấu – đẹp, thật — giả trong cuộc sống này luôn lẫn lộn, đôi khi thật khó mà phân biệt. Nhưng cho dù thê nào, bạn hãy đưa cho cuộc đời những gì thật nhất của con người bạn: một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt ấm áp, hay thậm chí là những giọt nước mắt chân thành… Và bạn cũng sẽ nhận lại được những tình cảm chân thật của mọi người. Cho và nhận luôn có một quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, tác động qua lại nhau là như vậy. Cho thế nào thì cũng nhận lại đúng như vậy, không thể khác được, như quy luật phản xạ âm thanh trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu mà ta đã đọc. Chính vì thế, bản thân chúng ta muốn được mọi người đối xử như thế nào, thì trước hết ta hãy đối xử với mọi người như thế. Giống như câu nói “Muốn thay đổi cả thế giới, trước hết hãy thử thay đổi chính mình”.

“Người hạnh phúc nhất là người mang đến hạnh phúc cho người khác nhiều nhất”, chắc các bạn đều hiểu ý nghĩa của câu nói trên. Nó cũng giống như bài học mà chúng ta vừa mới đề cập đến: Cho đi hạnh phúc cũng sẽ nhận lại hạnh phúc, gieo rắc khổ đau cũng phải nhận về khổ đau. Thấu hiểu điều đó, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình hạt nhân của lòng yêu thương, nhân ái, thân thiện… để gieo xuống mảnh đất cuộc đời, và chắc chắn quả mà ta thu được cũng sẽ là hoa quả của lòng yêu thương, trân trọng của mọi người. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng mình không thể gặp ai cũng yêu, gặp ai cũng thương, nhưng với tất cả mọi người, tôi sẽ luôn cố gắng đi tìm hạt ngọc ẩn trong họ để trân trọng họ hơn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Cảm ơn pạn nhé

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Tìm câu ghép có trong đoạn văn sau: “ Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị Mẹ khiển trách. Ngày nọ giận Mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng Mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người Mẹ nắm tay con,...
Đọc tiếp

Tìm câu ghép có trong đoạn văn sau:

“ Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị Mẹ khiển trách. Ngày nọ giận Mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng Mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người Mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

0
1. Sự hiểu lầmTại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.Một hôm...
Đọc tiếp

1. Sự hiểu lầm
Tại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.
Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.
Một hôm người cha để con chó ở nhà trông chừng đứa bé, khi ông trở về nhà bỗng thấy khắp miệng con chó toàn là máu, nguyên nhân là vì….
Người đàn ông ra ngoài có việc, để con chó ở nhà trông đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy.
Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác chết của một con cho sói đang nằm bên cạnh góc tường.
Cảm ngộ: Có rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã đúng như những gì bạn nghĩ. Trong việc đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học cách lắng nghe, nên cho người khác có cơ hội để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta tránh được nhiều điều khiến ta phải hối tiếc sau này.
Ngược lại nếu chúng ta không hỏi, không nói, không giải thích mà đã vội vã hành động hay phán xét thì đây không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
2. Sự nóng giận
Một cậu bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng:
“Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi.
Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.
Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy.
Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Cảm ngộ: Con người khi cáu giận thường trút giận dữ lên những người thân yêu ở quanh mình, bởi vì họ biết những người thân yêu của chúng ta sẽ luôn bao dung và tha thứ cho chúng ta.
Nhưng những lời nói khi tức giận luôn giống như những chiếc đinh làm tổn thương người khác. Có thể bạn chỉ là vô tâm nhưng vết thương đó cũng giống như lỗ hổng trên hàng rào vậy, nó đã tạo thành những vết thương nghiêm trọng. Vì vậy nhất định đừng lãng phí tình yêu thương mà những người thân yêu dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ lại là một sự tổn thương lớn.
3. Sự khoan dung
Câu chuyện kể về một người lính Mỹ, cuối cùng đã được trở về nhà sau trận chiến đấu vô cùng ác liệt ở Việt Nam.
Từ San Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn, con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”.
“Chắc chắn rồi, con trai yêu quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ rất muốn gặp bạn con”.
“Nhưng có một điều con muốn nói trước với ba mẹ”, chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và một chân. Anh ấy không có nơi nào để về, và con muốn anh ấy đến sống với chúng ta…
“Ồ, ba mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để sống…”
“Không, ba mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng ta”.
“Con à“, người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng của mình chứ, ba mẹ không thể để một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm được cách lo liệu cho cuộc sống của mình thôi…”
Lúc đó, người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh sát San Francisco. Con trai của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng đó là một vụ tự sát.
Cha mẹ người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà xác thành phố để nhận diện thi thể của con trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của mình. Nhưng đột nhiên họ khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy một điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và một chân.
Những giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất cả đã quá muộn màng.
Cảm ngộ: Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người khác, bạn sẽ không biết được người thực sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với bản thân mình!. Nếu mỗi người chúng ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho những người lạ như cho chính người thân của mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.
Bởi vì với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức biến một người tầm thường hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.
Nguồn: sưu tầm ( diendan.hocmai.vn)

0
27 tháng 9 2023

C. Vì cậu bé muốn lan toả tình yêu thương đến các bạn của mình.

Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện lí thú về quan hệ nhân quả ở đời. Khi cậu bé hét "Tôi ghét người" và cậu bé cũng nhận lại lời nói y hệt như vậy và cũng khi cậu bé hét "Tôi yêu người" thì cậu bé cũng nhận được lời nói y hệt như vậy. Lời nói "Tôi ghét người" tượng trưng cho những việc làm chưa đúng ở đời hoặc những sự tiêu cực mà chúng ta gieo ra; còn lời nói "Tôi yêu người" thì ngược lại", nó tượng trưng cho những yêu thương, tử tế và tích cực mỗi người chúng ta lan tỏa. Khi chúng ta lan tỏa đi yêu thương thì tình yêu thương mà chúng ta nhận lại sẽ nhân lên và càng có ý nghĩa hơn. Những sự yêu thương ấy là nền tảng xây dựng của 1 xã hội hạnh phúc, ấm no. Những yêu thương ấy sẽ mang đến những nụ cười và hạnh phúc cho chính bản thân mình và cho cả những người xung quanh. Đó chính là định luật của cuộc sống, cho gì thì sẽ nhận đó. Và ngược lại khi chúng ta trao đi những sự tiêu cực, những sự ghen ghét thù hận thì đương nhiên điều chúng ta nhận lại cũng sẽ là những thứ tương tự mà thôi. Tưởng tượng 1 xã hội mà con người luôn đối xử với nhau như vậy thì sẽ thật là tai hại và đau khổ biết bao. Tóm lại, câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là 1 câu chuyện ý nghĩa về lối sống gieo nhân nào gặp quả nấy của con người chúng ta ở đời.

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Có 1 cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ hiển trách.1 ngày nọ giạn mẹ,cậu chạy đến 1 thung lũng cạnh rừng rậm và hét thật to:"Tôi ghét người".Đột nhiên từ khu rừng có tiếng người vọng lại:"Tôi ghét người".Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu ko hiểu tại sao ở trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

Có 1 cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ hiển trách.1 ngày nọ giạn mẹ,cậu chạy đến 1 thung lũng cạnh rừng rậm và hét thật to:"Tôi ghét người".Đột nhiên từ khu rừng có tiếng người vọng lại:"Tôi ghét người".Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở.Cậu ko hiểu tại sao ở trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng .Bà nói:"Giờ thì con hãy hét thật to:"Tôi yêu người".Lạ lùng thay ,có tiếng người vọng lại:"Tôi yêu người".Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".

2
14 tháng 3 2018

Cuộc sống trao trả cho chúng ta những gì chúng ta ban phát. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu những hành động của chúng ta. Nếu muốn được yêu thương, thì phải biết thương yêu, nếu muốn được đối xử tử tế thì phải sống tử tế, nếu muốn được cảm thông và kính trọng thì phải biết thông cảm và tôn trọng, nếu muốn được người khác khoan dung và độ lượng với mình thì chính bản thân phải sống khoan dung và hào hiệp. Quy luật này áp dụng cho mọi khía cạnh đời sống.

24 tháng 12 2018

Đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cách đối nhân xử thế giữa con người và đạo lý sống đẹp của con người trong cuộc sống. Câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn qua định luật sống trong tự nhiên, khi cho đi điều gì thì chúng ta sẽ được nhận lấy điều đó. Đây không những là một thông điệp sâu xa mà còn là triết lý sống của con người với nhau trong xã hội hiện đại.
Qua câu chuyện, có thể hình dung được cậu bé nghịch ngợm ấy khi hét lên “Tôi ghét người” thì trong rừng vọng ra tiếng “Tôi ghét người” nhưng khi cậu hét là “Tôi yêu người” thì tiếng vọng trong rừng ra lại là “Tôi yêu người”. câu chuyện này đã cảm hoá một cách rất hiện thực về cuộc sống hiện đại và cách đối xử với nhau trong một thế giới rộng lớn, cụ thể hơn trong câu chuyện chính là khu rừng. Tiếng rừng vọng ra đáp lại lời cậu bé trong cả hai hoàn cảnh nhưng cảm xúc của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Thử hình dung một ví dụ như lời của mẹ cậu bé, nếu cậu yêu thương người thì người cũng yêu thương cậu, ngay từ đầu nếu như cậu yêu thương mẹ, không ngỗ nghịch làm mẹ khiển trách thì chắc rằng cậu cũng sẽ được mẹ yêu thương. Vì vậy, trong xã hội loài người cũng thế, chúng ta đối xử hoà đồng với nhau, yêu thương lẫn nhau thì chúng ta cũng nhận được tình yêu thương, giúp đỡ của bao người khác. Hay nói khác hơn biến thù thành bạn.
Liệu rằng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một xã hội loài người bằng những tranh thù, chiếm đoạt vì lợi ích của chính mình. Ai gieo gió thì gặt bão, ai vì lợi ích của mình là những chuyện trái với lương tâm thì toà án lương tâm sẽ tự kết tội chúng ta, nhận lấy những hậu quả cho việc làm đó theo quy luật nhân-quả.
Chốt lại,qua câu chuyện trên đã gửi lại cho chúng ta một thông điệp sống về cách cư xử giữa con người với nhau trong định luật cuộc sống, chúng ta cho người khác cái gì thì chúng ta sẽ nhận lại cái đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đời của chúng ta không còn người nào để ghét cả.