K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

Từ láy :

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trướ hoặc tiếng đứng sau.trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều ko có nghĩa
* có hai loại tu láy: từ láy toàn bộ & từ láy bộ phận
* từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
Vd: thăm thẳm, thoang thoảng...
* từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
Vd: liêu xiêu, mếu máo...
=>từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

*Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.
+ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

*“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

- Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều


Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Chúc bạn học tốt!!

25 tháng 12 2017

- Từ láy.

+   Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

-  Từ Hán Việt:

+ Khái niệm:

Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.

Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.

Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.

+ Tác dụng:

Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái  thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)  

Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…

+ Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Thành ngữ:

+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

 - Điệp ngữ:

+ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

+ Các kiểu điệp ngữ:

 Điệp ngữ cách quãng.

 Điệp ngữ nối tiếp.

 Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp).

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

https://lazi.vn/edu/exercise/898874/diep-ngu-la-gi-tu-trai-nghia-la-gi

12 tháng 12 2021

tick mình nha

14 tháng 11 2016

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

15 tháng 11 2016

thanks

 

20 tháng 12 2016

Cái này gọi là , ăn cắp ý tưởng của người khác !!!

ko chép trên mạng thì phải tự nghĩ , mà tự nghĩ xong thi bạn chép cái là được , mà nếu bài hay thì thầy hoặc cô khen bạn , tốt nhất ko nên đăng !!!

hehe

21 tháng 12 2016

Mị chỉ là xin cái ý thôi má, có cần ném đá vậy ko~~~

Mị là dân dốt Văn chứ không phải dân chuyên ăn cắp ý tưởng

*icon khóc ròng*