Một câu chuyện cảm động về tình mẹ con(tình cha con)?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.
Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.
Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu. Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được". Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất? Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy. Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..." Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con" Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm
- Nhan đề của tác phẩm thường bộc lộ chủ đề của truyện hoặc ít nhiều nói tới cốt truyện… “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhan đề giản dị và sâu sắc.
- Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng. Với bé Thu : ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm)
- Với ông Sáu : Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cải cái niềm khát khao được gặp con, anh dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (dũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi dũa từng chiếc răng như vậy, anh cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, anh lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối anh gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
Chúc bạn làm bài tốt
Tình cảm gia đình trong chiến tranh là một tình cảm đặc biệt thiêng liêng, bom đạn của chiến tranh tuy ác liệt nhưng không thể chia cách được họ. Tình cảm trong gia đình hiện nay cũng vậy, không có gì chia cắt được
Với hoàn cảnh cảm động giữa cha con ông Sáu và bé Thu, ta thấy được sự chia cắt của chiến tranh đã dẫn đến những bi kịch đau xót ấy. Tình cảm của họ rất lớn lao nhưng chỉ vì chiến tranh mà tình cảm ấy đã bị sứt mẻ, không được bền chặt. Phải đợi cho đến giây phút cao trào nhất thì tình cảm ấy mới được bộc phát từ bé Thu.
Qua đây cho thấy, tình cảm trong chiến tranh hoàn cảnh nhưng rất mãnh liệt và thấm thía. Tuy không đến được đích cuối nhưng để lại những tâm tư sâu lắng. Còn cuộc sống hiện tại đã đầy đủ tiện nghi hơn, thứ tình cảm ấy vẫn luôn tồn đọng nhưng có lẽ không sâu sắc bằng hồi chiến tranh.
- Công lao của cha mẹ:
1.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
2.Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
3.Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
4.Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
5. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
- Tình cảm của con đối với cha mẹ:
1.Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
2.Con nay tóc bạc da mồi
Nhớ thương cha mẹ trọn đời không nguôi.
3.Dạt dào gió kép mưa đơn
Tấc lòng ghi nhớ công ơn mẫu từ.
4.Cầu cho cha được thanh nhàn
Chúc cho mẹ được an khang tuổi già
5.Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc
Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
~ Học tốt~
công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đặt câu:
Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.
câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy
gắng công mà học có ngày thành danh "
đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé !
Ông trở về làng vào một buổi chiều có rất nhiều mây trắng. Ngôi nhà ngày xưa của gia đình ông bây giờ trông thật thảm thương: mái tranh thấp lè tè, chân vách đất đã bục nham nhở trơ ra những cọng rơm, lu nước bên cây chuối bị đứng nghiêng với cái miệng mề xanh rêu… Ông bước vào nhà. Trong nhà, hai bà cháu đang ăn cơm. Người bà ngoài tám mươi mắt loè nhoè không nhận ra con rễ. Đứa cliảu chào ông bằng tiếng chào đối với người khách lạ. Khi nghe tiếng nói hơi quen bà bỗng nhận ra là đứa con rễ đã trở về, đôi đũa rơi xuống mâm cơm từ tay bà, niềm vui ánh lên trong đôi mắt nhạt nhoà nước của bà. Trong khi đó, đứa con bỏ ra gốc ổi sau vườn ngồi một mình…
Tham khảo
Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.
Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.
Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…