nêu khái niệm các hình thức hát bè mà em biết ? Ai giải nhanh giùm mình help me
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
=> Hát bè là hình thức biểu diễn âm nhạc với hai hoặc nhiều giọng hát cùng hòa quyện, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tác phẩm. Các giọng hát bè thường hát những giai điệu khác nhau, nhưng cùng hòa hợp với giai điệu chính (giọng hát chủ đạo) để tạo nên hiệu ứng âm thanh đẹp đẽ và ấn tượng.
=> Các loại hát bè:
+ Hát bè hòa âm:
--> Là loại hát bè phổ biến nhất, trong đó các giọng hát bè hát cùng lúc với giọng hát chính, tạo nên sự hòa quyện và đầy đặn cho âm thanh.
--> Các giọng hát bè thường hát những hợp âm khác nhau, dựa trên hợp âm chủ đạo của bài hát.
--> Ví dụ: Hát bè trong các bài hát pop, ballad, rock,...
+ Hát bè phức điệu:
--> Là loại hát bè trong đó các giọng hát bè hát xen kẽ nhau, tạo nên sự đối đáp và đan xen thú vị cho giai điệu.
--> Các giọng hát bè thường hát những giai điệu khác nhau, độc lập với giai điệu chính.
--> Ví dụ: Hát bè trong các bài hát dân ca, nhạc cổ điển,...
a . Truyện kể là văn bản ghi lại sự việc xảy ra, có các nhân vật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc đó. Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trong truyện và có ýnghĩa nhất định.
b.
Văn kể chuyện gồm có ba phần:
- Mở đầu câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Kết thúc câu chuyện.
TLV nhằm rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt nội dung truyện kể (hoặc một câu chuyện đã biết) bằng lời văn, cách nói của chính mình, tránh chép lại nguyên văn truyện đọc nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung truyện, đảm bảo đúng diễn biến các tình tiết xảy ra trong truyện.
c.
Văn kể chuyện là bài viết nhằm tái hiện lại sự việc xảy ra trong truyện kể để người đọc biết nội dung câu chuyện được đề cập đến của truyện kể. Nghĩa là: kể lại truyện bằng lời văn của người kể.
:D
*Mối ghép bằng đinh tán:
- Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
+ Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.
+ Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)
+ Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..
- Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình...
*Mối ghép bằng hàn:
- So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn ,tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chụi lực kém.
- Mối ghép hàn thường dùng để tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử...
*Mối ghép bằng ren:
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
- Đối với những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
*Mối ghép bằng then và chốt:
- Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích... để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
*Mối ghép động:
#Khớp tịnh tiến:
- Đặc điểm:
+ Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau.
+ Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo ma sát lớn. Để giảm ma sát, người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu mỡ...
- Ứng dụng: Được dùng chủ yếu tron cơ cấu biển chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại.
#Khớp quay:
- Ứng dụng: Khớp quay thường được dùng nhiều trong trong thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện,...
nhiên liệu là chất có thể sinh ra và gải phóng năng lượng na ná như nhiên liệu hạt nhân
-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-
Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.
Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.
Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."
Tính trạng: những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể. VD: thân cây đậu có các tính trạng: thân cao quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt,...
Cặp tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng. VD: hạt trơn - hạt nhăn, thân cao - thân thấp,...
Nhân tố di truyền: Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật. VD: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa, màu sắc hạt đậu,...
Tính trạng: những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể. VD: thân cây đậu có các tính trạng: thân cao quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt,...
Cặp tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng. VD: hạt trơn - hạt nhăn, thân cao - thân thấp,...
Nhân tố di truyền: Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật. VD: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa, màu sắc hạt đậu,..
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vôcùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.
Đất nước có giặc, hoạ ngoại xâm đe doạ nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Đọc “Hịch tướng sĩ” ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.
Trước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Nhũng lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hoá” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổđói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉcăm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn vềđộc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cạo cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược đểcác tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện đểchiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.
Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”, tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình)khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối lập đểnghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.
Mởđầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thể“rồng cuộn hổngồi”, hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dựa núi”. Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.” Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dáu sự đất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.
Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian.“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổđộc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ“ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, ko nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới
- Nguyệt thực: khi mặt trăng bị trái đất che khuất, ko dc mặt trời chiếu sáng nữa, khi đó ta ko nhìn thấy mặt trăng, ta nói là có nguyệt thực
- Nhât thực: Khi mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất và chúng cùng nằm trên cùng một đường thẳng thì khi đó trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, ko nhìn thấy mặt trời, ta nói là có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời, ta nói là có nhật thực một phần