Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có câu đặc biệt và một câu rút gọn. Chú thích câu đặc biệt và câu rút gọn đó.
hỡi các cao nhânn xin hãy giúp cháuuu....
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em được ông nội dẫn ra đồng, đây là lần đầu tiên em được ngắm nhìn cánh đồng quê hương mình sau mấy năm xa cách. Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm lúa của đồng quê. Mấy bác nông dân đang hăng say lao động sản xuất, người tranh thủ nhổ cỏ dại cho ruộng lúa, người bón thêm đạm cho lúa kịp trổ bông đúng thời. Ánh vàng của chiều hoàng hôn buông xuống tô lên vẻ đẹp của cảnh vật. Ôi! Đẹp quá! Cánh đồng làng quê của tôi.
Quê hương em khi mùa xuân về thật đẹp. Khi những chiếc lá già lìa cành, nhường chỗ cho những mầm non mới và tiết trời se lạnh của mùa đông cũng đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp, thì đó cũng là dấu hiệu của mùa xuân đã tới. Mùa xuân! Mùa xuân trên quê hương thật là đẹp. Những mầm non trên cây đang nhú lên để thay thế cho thế hệ trước. Những bông hoa đào, hoa mai dịp Tết đến cũng như muốn khoe mình trong chiếc áo mà vàng, màu đỏ. Những cánh đồng lúa còn đang thì con gái, thơm mùi hương của lúa ngậm đòng, trông như một dải lụa màu xanh kéo dài tới tận chân trời. Dòng sông mùa xuân cũng tràn đầy sức sống. Ôi chao! Dòng sông mới điệu làm sao, trong một ngày mà ba lần thay áo. Những chị ong, bướm chăm chỉ đi tìm những thứ mật ngọt nhất của hoa. Khung cảnh mùa xuân trên quê hương em thật đẹp
1) Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2) Bát ngát vàng. (3) Hạt lúa vàng mẩy. (4) Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. (5) Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.
Câu đặc biệt: Câu (2)
Câu rút gọn: Câu (6)
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Câu đặc biệt:
- Chiều xuân.
- Đẹp quá.
Câu rút gọn:
- Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường
Nguồn: https://vndoc.com/viet-doan-van-ngan-khoang-5-7-cau-ta-canh-que-huong-trong-do-co-mot-vai-cau-dac-biet-163425 (Bài văn số 1)
#ht
Bài làm :
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)
#Hoa_2008
Tham khảo:
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với số phận bất công và những phẩm chất tốt đẹp (câụ bị động). Thật vậy! (câu đaecj biẹt) Chính những số phận và phẩm chất đó của chị Dậu đã thể hiện được giá trị của tác phẩm, và là đại diện của cuộc sống của những người nông dân trong xã hội đương thời. Về số phận, cuộc sống của gia đình chị Dậu cũng túng thiếu giống như những gia đình khác. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Cái nghèo khổ làm cho chị phải nhún nhường, phải nhẫn nhịn để van xin bọn cai lệ tha cho người chồng đang đau ốm của chị. Điều này thể hiện được số phận bất công của những người nông dân thấp cổ bé họng như chị Dậu. Về vẻ đẹp, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho chồng của chị và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của bức tranh xã hội đương thời.
mọi người ơi giúp mình với cảm ơn nhiều
bí quá òi
Đoạn văn tham khảo:
Đối với tôi, "món quà" đặc biệt nhất trong cuộc sống dành tặng cho tôi mà tôi yêu quý nhất, đó chính là mẹ tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang và yêu thương con hết mực. Mẹ chăm lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi tôi đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho tôi nữa. Lũ bạn vẫn thường ghen tị với tôi vì điều đó. Nếu không có mẹ - "món quà" đặc biệt đó, có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Tôi yêu và biết ơn về "món quà" to lớn này biết nhường nào!