K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Lúa mì: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc, bồn địa Tarim, ven hồ Thanh Hải

+ Lúa gạo: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên, ven bờ các đảo Đài Loan và Hải Nam.

+ Cây ăn quả: được sản xuất chủ yếu ở vùng đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam

+ Cừu: được nuôi chủ yếu ở vùng Đông Bắc, các khu tự trị phía Tây, bồn địa Tarim và sơn nguyên Tây Tạng.

+ Lợn: được nuôi chủ yếu ở vùng trung tâm đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam, bồn địa Tứ Xuyên.

15 tháng 12 2021

⇒ Nhìn chung, cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi

⇒ Các cây nghiệp hàng năm được phân bố ở các vùng đồng bằng

⇒ Hai vùng được coi là vùng kinh tế trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

15 tháng 12 2021

\(TKđou:>\)

16 tháng 10 2023

Câu 1:
1. Ngành thủy sản:

- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.

2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.

3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.

16 tháng 10 2023

Câu 2:

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

20 tháng 2 2019

- Vùng lâm nghiệp tập trung ở phía tây và một số nơi ở đông nam. (0,75 điểm)

   - Vùng trồng lúa mì, ngô, củ cải đường và chăn nuôi bò, lợn tập trung ở trung tâm, phía bắc. (0,75 điểm)

   - Vùng trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới ở trung tâm, phía nam; ở Ca-li-phooc-ni-a, duyên hải phía nam, sát vịnh Mê-hi-cô. (0,75 điểm)

   - Vùng trồng cây ăn quả và rau xanh ở Ngũ Hồ và ở đông bắc, ở duyên hải phía đông xung quanh thủ đô Oa-sinh-tơn và phía đông Viêc-gi-ni-a, Ca-rô-li-na bắc. (0,75 điểm)

   -> Nhìn chung, các vùng nông nghiệp của Hoa Kì thường có quy mô lớn, tập trung thành những vành đai phù hợp với điều kiện sinh thái của cây trồng và vật nuôi: Phía Bắc là các nông sản ôn đới, phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới; Phía Đông là các nông sản ưa ẩm, phía Tây là loại nông sản chịu hạn. (1,5 điểm)

Tham khảo:

 

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

1. Vai trò

- Là ngành quan trọng, cơ bản.

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.

- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.

- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu

- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

- Khai thác than:

+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).

- Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).

- Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM

- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).

1. Luyện kim đen

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.

- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới

- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…

2. Luyện kim màu

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…

- Phân bố:

+ Các nước phát triển: sản xuất.

+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.

III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

- Vai trò:

+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.

+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng.

- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).

- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…

V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.

- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.

- Tình hình sản xuất:

+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.

+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.

- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…

VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...

- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

* Ngành công nghiệp dệt may:

- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...

VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

21 tháng 2 2022

cho e hỏi ạ tình hình phát triển của công nghiệp năng lượng là cái 2 cơ cấu đk ạ 

1 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a) Vùng sản xuất lúa lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Nguyên nhân hình thành các vùng trọng điềm lúa

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng, địa hình bằng phẳng.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất lúa.

+ Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, cơ sở vật chất - kĩ thuật không ngừng được tăng cường.

+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

22 tháng 3 2022

D