Lập bảng kiến thức cơ bản các bài: Tỏ lòng, cảnh ngày hè, Nhàn, đọc Tiểu Thanh kí Các đv kiến thức Tỏ lòng Cảnh ngày hè Nhàn Đọc Tiểu Thanh kí Tác giả -Vị trí -Đặc điểm sáng tác
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- (10/3/1919 – 3/2/2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu.
- Là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước
- Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.
Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.
Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.
Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.
Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch vân quốc ngữ thi.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh sống của ông khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cô đơn, một mình của Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tới ba số từ một nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc gì sau ba từ một đứng trước… không có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó không có thêm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các công việc của nhà nông ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá tao nhã, thanh đạm mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà không cần bận tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiến ta được vui vẻ, được hòa hợp được.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.
Một mai / một cuốc / một cần câu
Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, không chỉ là lời nói khẳng định thông thường những gì mình trải qua mà tác giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu qúy gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở câu sau:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp, vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thế mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới không. Và khôn, dại như thế nào mà tìm đến ở chốn lao xao và nơi vắng vẻ.
Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực
Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chốn lao xao hay quan niệm dại và khôn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thôn quê còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Còn chốn lao xao chính là nơi tấp nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó chỉ dành cho những ai biết khôn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy lao xao nó như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi vắng vẻ là thôn quê, yên lành, còn chốn lao xao là vùng kinh đô đầy náo nhiệt. Nhưng còn không là thế nào và dại là ra sao? Chọn nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khôn. Còn khôn sống ở nơi đô thị tránh xa sự yên bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân vào chốn xô bồ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đôi ở hai câu thơ này để diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hoàn toàn tới xung khắc của hai nơi sống, hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.
Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao.
Ta đối với người, dại đối với khôn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm và đến) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống và cách lựa chọn của tác giả?
Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với những sản vật riêng chỉ có nơi thôn quê.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Mặc dù sống ở nơi thôn quê còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại có các thú vui riêng và được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vô cùng. Chỉ có măng trúc và giá thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hòa hợp, cảm thông của tấm lòng với tấm lòng. Bởi vì đã không ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:
Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.
Hay:
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách
Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thật đạm bạc mà thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Chỉ có vùng nông thôn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mái thả hồn mình vào trong thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.
Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống của ông, là khát vọng được sống hòa hợp với thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hòa quyện với thiên nhiên mới khiến ta mở rộng lòng mình, vùng vẫy ôm thiên nhiên vào lòng và cũng chính thiên nhiên ôm ta vào lòng nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta thanh thản, ấm áp mà thôi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn:
Để rẻ công danh muốn được nhàn.
Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe ngủ. Ông ta mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quí. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là giấc mộng, thấy cành hòe phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ là giấc chiêm bao.
Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.
Để rẻ công danh muốn được nhàn.
Hay:
Thấy dặm thanh vân lại bước chèn
Được nhàn ta sá dường thân nhàn.
Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân chứ không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.
Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về tiền tài, danh vọng.
Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hòa, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội cũng đi đến…
Nhàn là một triết lí sống để bảo toàn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về đạo đức:
Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò.
Và:
Hoa càng khoe nở hoa càng rửa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.
Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.
Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờiTham khảo!
STT | Bài học | Kiến thức được củng cố | Kiến thức mới |
1 | Trợ từ | - Cách nhận biết trợ từ | - Tác dụng của trợ từ |
2 | Thán từ + Biện pháp tu từ | - Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng | Hai loại thán từ chính |
3 | Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ | - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy |
|
4 | Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu | - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu |
|
5 | Thành phần biệt lập | - Cách nhận biết thành phần biệt lập | - Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết |
6 | Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói | - Các kiểu câu tiếng Việt | - Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể |
7 | Câu phủ định và câu khẳng định | - Các kiểu câu tiếng Việt | - Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định |
1 | Lá cờ thêu sáu chữ vàng | Nguyễn Huy Tưởng | Truyện lịch sử | Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản | Trang trọng, giản dị |
1 | Quang Trung đại phá quân Thanh | Ngô gia văn phái | Truyện lịch sử | Chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung | Trang nghiêm, giản dị |
2 | Thu Điếu | Nguyễn Khuyến | Thơ Đường luật | Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. | Vận dụng tài tình nghệ thuật đối và nghệ thuật lấy động tả tĩnh. |
2 | Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thơ Đường luật | Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà ko đìu hiu. Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ. Qua đó, ta thấy cái nhìn "vãn vọng" của vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị...
| - Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo. - Nhịp thơ êm ái, hài hòa. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa. |
3 | Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Nghị luận | Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng. | - Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc - Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao - Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm - Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu |
3 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh | Nghị luận | Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc | - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả - Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước |
4 | Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu | Trần Tế Xương | Thơ Đường luật | Tác phẩm này tập trung miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó. | Dử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng đầy sức biểu cảm. |
4 | Lai Tân | Hồ Chí Minh | Thơ Đường luật | Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay | Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực. Lối viết mỉa mai sâu cay. Bút pháp trào phúng. |
5 | Trưởng giả học làm sang | Mô-li-e | Hài kịch | Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. | Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét. |
5 | Chùm truyện cười dân gian Việt Nam |
| Truyện cười | Phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội. | Truyện cười dân gian ngắn gọn với những tình huống hài hước, gây bất ngờ. |