K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

phai phai là cái j

16 tháng 12 2021

ff đó

27 tháng 2 2021

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em. 

 

28 tháng 2 2021

Có chép mạng ko ạ

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi. Nhận thức được tác hại của thuốc, chúng ta hãy cùng chung tay để ngăn chặn sản phẩm này.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                   Bài làm

 Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông. 

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. 

Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:

1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.

 

2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 

3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.

5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Đề xuất hướng giải quyết: 

1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.

2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;

3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.

4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;

 

5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                           Bài làm

 Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.

Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…

Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.

7 tháng 5 2021

                                                                                                     Bài làm

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết đối với thế hệ trẻ chúng ta.Như chúng ta đã thấy,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại,là tấm gương sáng để mọi người dân Việt Nam noi theo.Thế hệ trẻ ngày nay may mắn được sinh ra trong thời bình,lớn lên trong một đất nước hòa bình,ấm no,hạnh phúc.Cho nên,ta cần sớm định hướng được con đường học tập để có một tương lai tốt đẹp.Trước tiên,phải học ở Bác đức tính giản dị.Trong học tập,trong công việc,luôn tụ giác,việc gì mình tự làm được thì làm,không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác .Học tập và làm việc hết mình sẽ đem lại hiệu quả cao.Trong mối quan hệ với mọi người,luôn thân thiện,quan tâm gần gũi,không chia bè phái.Chọn cho mình lối sống giản dị trong cả việc ăn mặc,không nên cầu kì,nói năng rõ ràng súc tích,sống chan hòa,giúp đỡ và biết yêu thương với mọi người.Bên cạnh đó,còn có những người sống ỷ lại,không tự giác,sống xa hoa,lãng phí,không biết tiết kiệm,chúng ta cần lên án và phê phán.Tóm lại,việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.Bản thân là một học sinh,cần tích cực tham gia các phong trào học tập,rèn luyện,tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp,văn minh.

9 tháng 5 2021
chupapipupapo
20 tháng 4 2022

D

20 tháng 4 2022

D nha

 

3 tháng 3 2019

Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:

- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người

- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc

- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn

- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước

→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác

30 tháng 5 2018

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

18 tháng 6 2018

Bài làm

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

29 tháng 8 2019

Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều".  Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam                         có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.

Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường  bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.

Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Thầy vừa được Chủ Tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là giáo viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2013. Đây là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với sự nghiệp "Trồng Người" của Thầy.

k mình nha Daredevil 

29 tháng 8 2019

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.
Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.
Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.
Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.

11 tháng 7 2023

Một số ý chính:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Ngày nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vượt bậc nhưng đi cùng với nó là nhiều tác hại cần hạn chế. Một trong số đó là việc chơi game.

Thân bài:

- Chỉ ra nguyên nhân chơi/ nghiện game của các bạn:

+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.

+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.

+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.

- Hậu quả của việc chơi/ nghiện game:

+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.

+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ.

--> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.

+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không thể tự nuôi sống bản thân; các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.

+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.

=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.

- Mở rộng vấn đề:

+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó không đủ nuôi được ta, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hay ước mơ của chính mình.

- Dẫn chứng:

+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.

- Luận:

+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.

+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.

- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:

+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....

+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.

Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.

Kết bài:

- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc chơi/ nghiện game.

+ Khép lại, chơi game ít để giải trí thì nên còn chơi nhiều sẽ có vô vạn tác hại với chính ta và người thân, người xung quanh ta.

+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).