Để bài văn thuyết minh của em thêm sinh động, thu hút người đọc, em có thể sử dụng thêm những phương tiện nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường: Trường Tiểu học Thái Thịnh.
Địa chỉ: Đống Đa - Hà Nội.
Cảnh quan: Nhìn thăng vào là dãy nhà hai tầng - đó là dãy nhà Hiệu bộ với hàng chữ “Tất cả vì học sinh thân yêu” được sơn màu xanh lam nổi bật cùng cảnh các bạn học sinh vây quanh Bác được vẽ bằng nét vẽ sinh động trên nền tường hồng nhạt. Bên tay trái là vườn trường với rất nhiều loại cây. Bên tay phải là sân trường với những tán cây cổ thụ. Nổi bật trên cột cờ giữa sân trường là lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong nắng gió. Lui vào phía sau là dãy nhà bốn tầng sơn màu vàng rơm được nối với dãy nhà Hiệu bộ bằng một hành lang rộng. Các phòng học được lát bằng gạch men. Những khung cửa sổ được làm bằng gỗ chắc chắn: các khung cửa được lắp những tấm kính màu nâu. Trước cửa mỗi lớp có một tấm bảng hiệu ghi tên lớp. Trong lớp có tám dãy bàn ghế kiểu mới hai chỗ ngồi. Nhìn lên là tấm bảng chống loá dưới ánh đèn sáng rực.
Tình cảm: yêu trường,...
Tham khảo!
Các phương pháp được sừ dụng trong bài viết : dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phùn tích từng tác hại của thuốc lá. Trong bài viết này, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.Trong mỗi khía cạnh, mỗi mặt lại sử dụng những phương pháp khác nhau.Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích.Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu. Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ.Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích
2. Trong gia đình em có rất nhiều con vật nhưng con vật mà em yêu quý nhất vẫn là chú mèo Miu. Tên đó là do em đặt cho chú. Chú là hiệp sĩ diệt chuột trong gia đình em. Mèo Miu có một cái áo ba màu. Miu có một khuôn mặt nhỏ, có lẽ bằng quả bưởi con. Đôi mắt tinh nhanh tròn như hai hòn bi của chú vẫn sáng lên trong màn đêm. Hai cái tai như hai chiếc lá lúc nào cũng dỏng lên như để nghe ngóng chuyện gì đó. Cái mũi màu hồng xinh xinh điểm thêm hai bên là những chiếc râu trắng như cước. Miu rất giỏi bắt chuột nên chẳng bao lâu mà nhà em đã vắng bóng những con chuột đáng ghét.
3. HS tự thực hiện
4. HS tự thực hiện
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
- Đoạn văn 1: Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu. Ví dụ có kèm với bình luận, phân loại, làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn tiến cử người giỏi cho đất nước.
- Đoạn 2: Phương pháp thuyết minh, nêu định nghĩa kết hợp phân tích
- Đoạn 3: Phương pháp số liệu kết hợp với phương pháp so sánh. Số liệu mới mẻ, cấu tạo tế bào của con người được thuyết minh kết hợp với những so sánh hấp dẫn tạo ra sự thuyết phục với người nghe
- Đoạn 4: Phương pháp phân tích. Miêu tả lại các vật dụng, cách thức chơi trò hát trống quân
Phương pháp giải:
- Đọc lại những văn bản thông tin đã học.
- Chú ý những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Bằng chứng:
Trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.
- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn
Ví dụ: Trong văn bản thông tin :’’Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà
- Văn bản ngoài sử dụng văn bản đơn thuần còn kết hợp thêm nhiều hình ảnh, số liệu cụ thể chi tiết sinh động khiến cho việc tiếp cận của người đọc nhanh chóng và dễ hiểu hơn.