Viết những đều mà em đã kể ở lớp về một người lao đông trí óc thành một đoạn văn ( từ 7-10 câu )
Gợi ý:
-Người đó là ai , là nghề gì?
-Người đó hằng ngày làm những việt gì?
-Người đó làm việc như thế nào??
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô Thảo ở cạnh nhà em là một bác sĩ nhi khoa. Hiện có đang công tác tại bệnh viện Nhi Dồng. Mỗi ngày cô đều xách chiếc cặp đi làm từ sớm và đến tối mịt mới về. Có những lúc mưa gió, cô vẫn đội áo mưa đi làm. Ba bảo, tại bệnh nhân đang cần cô. Có lần theo cô giáo vào bệnh viện thăm bạn Trung bị ốm, em thấy cô Thảo đi khám cho các bạn nhỏ. Cô Thảo đến từng giường ân cần hỏi han, dặn tỉ mỉ các bạn nên ăn thứ gì, kiêng thứ gì, uống thuốc ra sao. Có lúc, cô lại nói những câu hóm hỉnh để chọc cho các bạn cười. Nhìn cô Thảo làm việc, em hiểu rằng có không chỉ làm vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thương của cô đối với bệnh nhi.
Tham khảo
Nếu nói về người lao động trí thức mà em yêu mến nhất và kính trọng nhất, thì đó chính là ông nội của em.
Ông nội là một biên tập viên sách đã về hưu. Tuy thế, vì vẫn còn khỏe và muốn được cống hiến, nên ông vẫn thường nhận biên tập sách văn học. Ông bảo chừng nào còn sức, ông sẽ còn làm việc. Suy nghĩ đó của ông khiến em rất nể phục. Mỗi khi làm việc, ông sẽ đeo chiếc kính gọng vàng lên, ngồi vào cái bàn gỗ rộng chất đầy sách và giấy. Đôi mắt ông sẽ chăm chú nhìn vào từng dòng chữ, cái trán nhíu lại, đôi tay thì không ngừng gạch kẻ. Khi đó, ông đã đắm chìm vào thế giới sách vở riêng của mình rồi. Tuy chỉ là làm thêm, nhưng ông luôn nghiêm túc và chỉn chu hết sức mình. Những cuốn sách do ông biên tập, luôn được mọi người ghi nhận và yêu thích không thôi.
Ngoài giờ làm việc, ông rất thích trồng rau và nuôi cá. Ông còn dành thời gian chơi với em và dạy em tập đọc, tập viết nữa. Ông chính là người thầy đầu tiên của em. Ngoài kiến thức, ông còn dạy em rất nhiều điều thú vị và những cách ứng xử đúng mực.
Em rất yêu quý, và tự hào về ông của mình.
Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .
Bài dài nha
Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!
Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.
Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.
- HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
- (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5 )
a) Bố (mẹ, chú, dì,…) của em làm nghề gì ?
Mẹ em là bác sĩ làm ở bệnh viện tỉnh.
b) Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì,…) làm những việc gì ?
- Hàng ngày mẹ ở bệnh viện cùng các y, bác sĩ khác chăm sóc, chữa bệnh cho mọi người. Có những buổi tối, mẹ phải trực suốt cả đêm hoặc có những ca cấp cứu, mẹ phải ở lại làm việc cho đến trưa ngày hôm sau mới về.
c) Những việc ấy có ích như thế nào ?
Nghề của mẹ tuy vất vả nhưng thật vinh quang. Vì đó là nghề cứu người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Em rất tự hào về mẹ của em.
Nhà cô Lê là nhà có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm em. Chồng cô bị tai nạn lao động vừa mất năm ngoái, một mình cô xoay xở lo cho hai con ăn học,cô lại hay ốm đau liên miên. Biết được hoàn cảnh này cả xóm em cùng quên góp giúp đỡ gia đình cô.
Hôm nay nhà cô bỗng nhộn nhịp hẳn lên, không còn cái vắng lặng của ngày thường. Người tới cho gạo, người cho tiền. Chỉ còn vài ngày nữa là vào năm học mới mà hai đứa con cô vẫn chưa có quần áo, sách vở mới. Thấy vậy em và các bạn trong xóm rủ nhau lấy tiền đúc lợn cùng quên góp để mua cặp mới, sách vở và quần áo mới cho hai em. Mọi người ai ai cũng hi vọng mẹ con cô Lê sớm vượt qua được hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn ánh mắt đầy xúc động của cô và các em khi nhận quà mà lòng chúng em cảm thấy ấm áp và hạnh phúc lạ thường.
Ngay gần nhà em là nhà bác Dũng – bác tổ trưởng tổ dân phố của em. Bác năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng vẫn còn khỏe lắm vì bác luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Dáng người bác cao, nụ cười hiền hậu, mái tóc đã pha sương. Bác vốn là bộ đội về hưu tính tình rất hiền lành, điềm đạm và mẫu mực. Công việc của bác rất bận rộn nhưng bác luôn lấy đó là niềm vui tuổi già. Có những đợt gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt hay những người nghèo gặp khó khăn bác đến từng nhà để kêu gọi mọi người quên góp. Trong xóm có xích mích, cãi cọ gì bác luôn là người có mặt kịp thời để hòa giải…Có bác cả khu phố lúc nào cũng sạch sẽ và bình yên. Em và mọi người rất yêu quý và thầm cảm ơn bác.
jgjofubdjjjkrjgkgjhl
Viết gì vậy hong có hiểu gì