K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

hi các bạn

10 tháng 12 2021

Hoạt động nào vậy bạn?

25 tháng 10 2023

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

Bài 2:Lạc Long Quân:

Thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ có sức mạnh khỏe vô địch, có nhiều phép lạ giúp dân diệt yêu quái và dân cách trồng trọt chăn nuôi.

Âu Cơ:

Dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần.

Mik chỉ biết làm bài 2 thôi thông cảm nhé

30 tháng 9 2018

bài 1: Câu 1

 Các hành động đc kể theo thứ tự từ 1 đến v.v..

         Câu 2

Cách dùng câu văn kể thường đi với ý tưởng tượng kì ảo thú vị hoang đường

Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo kính mến! Thưa các bạn học sinh thân yêu!

Hôm nay, em rất vinh dự được đứng đây, dưới vòm xanh thân yêu này, đại diện cho học sinh khóa 43 - Trường THPT chuyên Phan Bội Châu bày tỏ những cảm xúc của mình trong giờ phút tạm biệt thiêng liêng.

Thưa thầy cô kính yêu của chúng em!

Mùa thu của 12 năm trước, khi níu tay mẹ đến trường trong ngày đầu tiên đi học, chúng em, những đứa trẻ lên 6 hồn nhiên không hề biết rằng, mùa hạ của 12 năm sau chúng em lại phải nghẹn ngào nói lời giã biệt. Và dường như mới đây thôi, hạnh phúc vỡ òa khi chúng em chính thức được bước vào cánh cổng này, trở thành học sinh Trường chuyên Phan Bội Châu - ngôi trường mơ ước của bao thế hệ học trò. Vậy mà cũng đã 3 năm...

Trong 3 năm ấy, chúng em hưởng trọn niềm vui dưới mái nhà chung thân thương này. Ở đây, thầy cô đã dẫn dắt và là người luôn đồng hành cùng chúng em trên con đường chiếm lĩnh những đỉnh cao trí thức. Thành tích mà chúng em tạo dựng được, ấy chính là công lao của thầy cô.

Nhưng nào đâu chỉ có vậy. Thầy cô còn tuyệt vời hơn thế khi không chỉ làm tròn vai của một giáo viên trên bục giảng mà còn trở thành những người thầy của chúng em trên đường đời. Dạy cho chúng em cách để nâng niu một đóa hoa, trân trọng một nhành lá, yêu tiếng chim hót mỗi sớm mai, chỉ cho chúng em giá trị một lời chào, vẻ đẹp của nụ cười, sự ấm áp của đôi bàn tay...

Từ đó, chúng em biết đợi mùa bằng lăng nở, để từ ban công của lớp học nhìn lên vòm cây xanh hoa tím mà nghe lòng rạo rực, để mỗi sớm mai đến lớp thấy yêu hơn nụ cười rạng rỡ của bạn bè, thầy cô. Dù chúng em buồn hay vui, thầy cô đều có mặt.

Khi thất bại hay muốn bỏ cuộc, luôn có bàn tay của thầy cô nồng ấm, nâng đỡ chúng em đứng dậy, dạy cho chúng em biết cách tự chữa lành vết thương... Tất cả đã thấm sâu vào mỗi chúng em từng ngày, từng giờ. Để hôm nay, chúng em có đủ tự tin bước vào một hành trình mới. Thật tự hào, khi chúng em được là học trò của các thầy cô giáo trường Phan! (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu).

Quảng Cáo

Nhưng thầy cô kính yêu ơi!

Không biết bao nhiêu lần, những đứa học trò dại dột, vô tâm đã làm thầy cô phải phiền lòng. Chúng em cúi đầu xin thầy cô tha thứ! Cảm ơn thầy cô rất nhiều vì đã có mặt trong cuộc đời chúng em, cho chúng em được cảm nhận những yêu thương vô giá, và hơn hết, một vòng tay rộng mở lúc chúng em cần.

Các bạn học sinh K44, 45 thân mến!

Anh chị cũng như các em, từng chứng kiến 2 mùa nắng hạ, và mùa nước mắt chia tay của anh chị khóa trước, nhưng khi là người trong cuộc, thật khó nói nên lời. Cảm ơn vì các em đã kịp đến, để chúng ta có khoảng thời gian thật đẹp được cùng nhau học tập, phấn đấu và vui chơi dưới khoảng trời này. Các em ở lại với Phan, hãy cố gắng học tập thật tốt, nỗ lực hết mình, và đừng quên yêu thương, sẻ chia thật nhiều...

Mùa thu này, Phan đón các thành viên mới, hãy kể cho các em ấy nghe những câu chuyện về Phan, về anh chị, về thầy cô, để tất cả chúng ta luôn mang một niềm tự hào khi có chung một mái ấm chuyên Phan.

Cuối cùng, bạn bè k43 thân yêu của tôi! Biết nói gì vào giấy phút này đây...?: "Em thấy không tất cả đã xa rồi/ Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ…".

Bạn và tôi, đã nhiều lần thủ thỉ với nhau câu ấy. Nhưng biết làm sao khi ta không thể "tắt nắng đi", không thể "buộc gió lại" để chế ngự thời gian. Biết làm sao khi chúng ta, ai rồi cũng phải trưởng thành, dù yêu đến cháy lòng vẫn không thể sống mãi thời áo trắng...

Chúng mình đã ở đây, mỗi sớm mai lên cùng nhau vai gầy gọi nắng. Mỗi khi chiều về cùng ngắm những chuyến mưa qua. Và đợi dắt tay nhau đến trường vào những ngày Vinh mùa lá đổ. Phan đã trở thành mối lương duyên cho tất cả chúng mình thành gia đình lớn, nối trọn vòng yêu thương.

Bạn còn nhớ không, chúng mình đã giận dỗi nhau vì một chuyện cỏn con, nhưng rồi lại làm lành cũng thật là đơn giản. Để rồi giờ ra chơi tranh nhau chạy thật nhanh để vào căng tin sớm nhất...

Bạn còn nhớ không, trường Phan Bội Châu với những mùa xoài lúc lỉu trên cây và ánh mắt, nụ cười đầy bao dung của các bác bảo vệ. Có lẽ, chỉ ở Phan mới có những người tuyệt vời đến thế.

Bạn còn nhớ không, ta biết biết bao nhiêu lần phạm lỗi, chân bước ríu vào nhau và ngó nghiêng tránh ánh mắt của thầy cô giám thị.

Chúng ta sẽ mang theo hành trang của mình ký ức nơi đây. Lớp học thân quen, ghế đá, hành lang, sân trường mùa cây thay lá, mùa trổ chồi non, mùa bằng lăng trên cao vẽ hạ sang bằng màu tím biếc, và gương mặt thân thương của thầy cô, bạn bè, chúng ta sẽ cất giấu vào nơi thẳm sâu nhất của trái tim mình, nơi ấy mang tên trường Phan yêu dấu.

Nữ học sinh đã không kiềm chế nổi cảm xúc trong giây phút chia xa

Bạn bè ơi...!: "Nếu có thể chúng mình đừng đi nữa/ Hãy cùng nhau ngồi lại chốn này...".

Nhưng không được nữa rồi, chỉ ít giờ nữa thôi, chúng ta đã là cựu học sinh, là vĩnh viễn rời xa những ngày tinh khôi áo trắng. Mai này có trở về thì mong ước nhỏ nhoi cũng khó thành hiện thực, bởi: "Nhớ trường, nên trở về thôi/ Ngàn năm cũng chẳng được ngồi chỗ xưa..."

Nhưng dẫu có phải đi xa, Trường Phan sẽ mãi là ngôi nhà đầm ấm chờ đợi ta trở về, là ngọn gió nâng cánh diều đưa ta đến những chân trời mới, và cũng là sợi dây níu giữ quãng đời trong trẻo nhất.

Chúng em biết, và tri ân điều ấy, rất nhiều! Tạm biệt thầy cô và mái trường hôm nay, chúng em xin hứa sẽ tiếp tục học tập, phấn đấu thật tốt, yêu thương thật nhiều, xứng đáng với truyền thống của trường, với niềm tin mà cha mẹ và thầy cô trao gửi.

22 tháng 5 2019

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể quý bậc phụ huynh kính mến.

Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới hôm nào chúng ta cùng tề tựu về đây để khai giảng năm học mới, vậy mà bây giờ năm học đã kết thúc, chúng ta phải ngậm ngùi chia tay: Chia tay thầy cô giáo, chia tay bạn bè, trường lớp…Và đặc biệt đối với chúng em, những học sinh lớp 5, chúng em phải xa mái trường này  để tiếp tục cuộc hành trình của mình ở một ngôi trường mới.

Hôm nay, trong buổi lễ này, chúng em xin kính dâng lên các thầy cô giáo những lời tri ân chân thành nhất.

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh.

Thưa các bạn học sinh.

Ngày xưa , cha ông ta thường nói rằng: “Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy.” Quả đúng là như vậy. Ngay từ những ngày đầu  mới bập bẹ làm quen với từng con chữ, các thầy cô đã không quản khó nhọc, gian khổ, rèn cho chúng em từng nét chữ, nết người, dìu dắt chúng em từng bước tiếp cận  với kho tàng tri thức vô tận  của thế giới loài người, giúp chúng em hiểu được thế nào là cái “Chân –Thiện –Mĩ” trong cuộc sống.

Từng ngày, từng ngày qua, bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, các thầy cô đã đặt cho chúng em một nền móng vững chắc, một hành trang quý giá, giúp chúng em vững tiến vào đời.

Trong suốt  5 năm học qua, được sự dìu dắt, dạy dỗ tận tuỵ của các thầy cô giáo, chúng em đã được học tập, rèn luyện, tu dưỡng và từng bước trưởng thành. Đã có những lúc chúng em chưa ngoan làm thầy cô phải buồn lòng, những lúc chúng em ham chơi không hiểu bài, không làm bài làm thầy cô phải vất vả, những lúc chúng em còn ngỗ nghịch vi phạm nội qui của trường lớp làm cho mái tóc thầy bạc đi…Và chúng em biết tất cả những lỗi lầm ấy đã được thầy cô uốn nắn, dạy dỗ bằng cả tấm lòng

Hôm nay, trong buổi lễ tri ân này, chúng em, 44  học sinh khối lớp 5 của trường Tiểu học Đắc Sơn 1 kính dâng lên thầy cô lòng biết ơn chân thành.Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện,… để mãi mãi xứng đáng là những học sinh của trường Tiểu học Đắc Sơn 1, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước

Cuối cùng, thay mặt cho các bạn học sinh khối 5, em xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, tiếp tục đóng góp trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục của trường Tiểu học Đắc Sơn 1  nói riêng, cho sự nghiệp giáo dục của dân tộc ta, đất nước ta nói chung; chúc các bậc phụ huynh luôn tự hào về những đứa con ngoan của mình. Chúc toàn thể các bạn học sinh hưởng một mùa hè thật ý nghĩa !

3 tháng 8 2018

À mk quên , các bạn hãy viết về gia đình nha , mk ko thích viết về bản thân mk đâu

19 tháng 10 2018

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

22 tháng 12 2017

Mình nghĩ là thế này !

Nhớ k mình nhé bạn !

Du lịch biển của Thái Bình gắn với bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ.

Điểm chung của các bãi biển là những triền cát trắng trải dài, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngát và luôn lộng gió, riêng Cồn Đen còn được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, du khách tới đây còn được tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển.

Cồn Vành:

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. 
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách. Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bêtông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi.

Cồn Vành không sầm uất, náo nhiệt mà ở đây yên bình đến kỳ lạ. Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Du khách có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa… 

.

Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành. 
Đi dọc bãi cát dài ngút ngát theo hướng Nam là đường dẫn đến Trạm Hải đăng Ba Lạt. Từ đây, chúng ta có thể phóng tầm mắt ôm trọn cửa sông Ba Lạt vào lòng. Đây là nơi “giao duyên” giữa biển Nam Định và Thái Bình, nơi cửa sông ba nhánh làm nên một khu sinh quyển Cồn Vành đẹp và nên thơ. 

Du lịch Cồn Vành phù hợp cho chuyến đi chơi hai ngày. Tuy nhiên, nếu có thêm thời gian, bạn nên thăm thú các nơi lân cận như bãi biển Cồn Đen (huyện Thái Thụy), được mệnh danh là Cồn Biển đẹp nhất miền Bắc. 

Cồn Đen:

Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Để đến địa điểm này, du khách có thể dễ dàng đi bằng cả phương tiện công cộng và cá nhân.

Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Vào những ngày nắng nóng, đi dọc chiều dài khoảng 3 km của Cồn Đen, bạn sẽ cảm thấy dịu mát hơn khi ngắm những đợt sóng trắng xóa ào ạt xô bờ và dải thông xanh mướt đung đưa theo làn gió biển

Được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.

Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước.

Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...); hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.

Hơn thế nữa, du khách còn sẽ bị thu hút bởi sức hấp dẫn kỳ lạ của cồn cát nơi đây với "bức tường xanh" là rừng ngập mặn ven biển với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị. 

Hiện nay, Khu du lịch sinh thái Cồn Đen để trở thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, có khu vui chơi giải trí, khu du lịch văn hóa tổng hợp và trung tâm mua sắm, thương mại, là nơi diễn ra các cuộc picnic, nghỉ dưỡng với các trò vui chơi, giải trí bên biển như: Câu cá, lướt ván, đánh bóng chuyền bãi biển

 
Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.

Tuy xung quanh Cồn Đen cũng có hàng quán bình dân với những dịch vụ cần thiết dành cho khách tham quan, nhưng nếu kết hợp tham quan các điểm du lịch khác thì thị trấn Diêm Điền và thành phố Thái Bình là nơi bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của vùng quê lúa như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, nộm sứa, bánh gai, bún bung hoa chuối...

22 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nha

16 tháng 1 2024

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.