Nước kênh vĩnh tế lờ đờ
nhớ ông bảo hộ dựng cờ chiêu an là ca dao hay tục ngữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kênh Vĩnh Tế bắt đầu đào vào tháng Chạp năm 1819, xuất phát từ bờ Tây sông Châu Đốc, chạy song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia và kết thúc tại điểm nối tiếp với sông Giang Thành (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Kênh được đào dưới sự chỉ huy của Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tồn. Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt, cùng 2 Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu , Trần Văn Năng và Thống chế Trần Công Lại cùng góp sức chỉ huy đến năm 1824 thì hoàn thành.
Tên gọi Vĩnh Tế được đặt theo tên vợ cả của Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) hay còn có tên khác là Châu Thị Tế. Bà là người cù lao Dài, nay thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy) và bà Đỗ Thị Toán. Thời chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Thoại theo mẹ rời làng An Hải (nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) di cư vào Nam sinh sống ở cù lao Dài nên đã gặp bà Vĩnh Tế và cưới bà tại đây vào năm 1788.
Bà Vĩnh Tế nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp lừng lẫy của chồng. Bà còn là người có công xây dựng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu được vua giao trọng trách đào con kênh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên, bà đã tận tụy giúp chồng chăm lo công việc đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, coi ngó việc đào kênh, tiếng nhân đức của bà được nhân dân truyền tụng. Bấy giờ trong dân gian có câu:
Nước Nam trai sắc gái tài,
Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm.
Để tuyên dương công trạng của vợ chồng Thoại Ngọc Hầu và thể theo lòng dân mến mộ, vua Minh Mạng cho lấy tên chồng bà là Nguyễn Văn Thoại đặt cho con kênh “Thoại Hà”, núi “Thoại Sơn”, đặt tên kênh Châu Đốc – Hà Tiên là “Vĩnh Tế Hà”, núi Sam gần đấy là “Vĩnh Tế Sơn” và làng cạnh núi là “Vĩnh Tế Thôn”. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua cho chạm hình tượng kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh đặt tại Thế miếu, Huế.
Thoại Ngọc Hầu đã dành cho bà Vĩnh Tế những lời lẽ tốt đẹp trong bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế Sơn bi ký (Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên) như sau:
“… Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đào kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập mà đặt tên núi là Thoại Sơn. Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn…”.
Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế được người dân An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng “Vĩnh Tế” biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại Ngọc Hầu… Nơi này vẫn còn lưu truyền câu ca dao:
Đi ngang qua cảnh núi Sam
Thấy lăng Ông Lớn hai hàng lụy rơi.
Ông ngồi vì nước vì đời,
Hy sinh tài sản không rời nước non
Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,
Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.
#Châu's ngốc
Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói
1.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
Đây là 2 câu ca dao nói về tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của người con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói.
2.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe
Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn
3.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.
4.
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Câu tục ngữ có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt,cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người.
5.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu
Câu ca dao trên người xưa muốn nhắn nhủ với người đời về hình thức và nội dung của một con người hoàn hảo, đó là: người càng đẹp, càng lịch sự, càng tế nhị thì phải biết mềm dẽo, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, làm ngược lại thì dẫu đẹp đến dâu cũng dễ thất bại trong giao tiếp và quan hệ xã hội.
6.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa.Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.
7.
Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
Ý nghĩa của câu nói trên là: Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị dư luận cười chê.
8.
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn.
9.
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Câu này chuẩn nghĩa là rươu nhạt uống lắm cũng vẫn say. Người du có khôn nói lắm thì vẫn mắc lỗi như thường, chớ có nói lắm..năng nói là năng lỗi
10.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”
11.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Phê phán điều đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm, nhưng chỉ cái tâm thì không đủ, cần phải có kiến thức về loại hình mà mình muốn phê phán, còn cái kiểu phê phán nói lấy được, hoặc nói cho sướng miệng, thì quả thật... không còn gì để nói.
12.
Một câu nhịn bằng chín câu lành
Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.
13.
Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi làdo “thùng rỗng kêu to”
14.
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người qua câu ca dao trên.
15.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa
16.
Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm
Câu thơ ý muốn châm biếm những người ăn nói không lịch sự, tế nhị
17.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề
Hai câu ca dao với ý nghĩa là hoa thơm thì được nhiều người yêu thích, giống với hình ảnh con người nói năng dịu dàng, lịch sự sẽ được nhìu người yêu mến.
18.
Lời nói, gói vàng
19.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
20.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Câu này khuyên răn chúng ta không nên nói dối, vì khi bị lộ sẽ hối hận.! tk mk nha
5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc , đi đứng , nói năng.
Ca dao
ca dao