Cách phân loại oxit bazơ(có ví dụ)
Oxit bazo có những tính chất hóa học nào, cho ví dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. ĐỊNH NGHĨA OXIT
- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
VD: Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?
GIẢI:
- Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)
- Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:
+ Có 2 nguyên tố.
+ 1 trong 2 nguyên tố là oxi.
*Cách gọi tên:
- Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”
VD: Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .
- Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”
Chỉ số Tên tiền tố 1: Mono (không cần ghi) 2 : Đi 3: Tri 4 : Tetra 5: Penta … … |
VD: SO3: Lưu huỳnh trioxit. N2O5: Đinitơpentaoxit. CO2: Cacbon đioxit. SO2: Lưu huỳnh đioxit. |
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ
a) Tác dụng với nước:
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2 , …
Oxit bazơ + nước → Bazơ tương ứng
VD:
Na2O + H2O → NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Chú ý: Một số oxit không phản ứng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit:
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Oxit bazơ + axit → muối + nước
VD:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit:
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Oxit bazơ + oxit axit → muối
VD:
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3
BaO + CO2 → BaCO3
2. Tính chất hoá học của oxit axit:
Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
VD:
SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Tác dụng với nước:
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3… tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, …
VD:
2NO2 + H2O + 1/2O2 → 2HNO3.
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.
N2O5 + H2O → 2HNO3.
Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Tác dụng với bazơ:
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
VD:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)
hay SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ:
- oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tạo thành muối.
VD:
Na2O + SO2 Na2SO3
CO2( k) + CaO CaCO3
* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
VD:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
Tính chất Vật lí:
+ Trạng thái (rắn, lỏng, khí, ...); mùi, màu, vị
+ Tính tan
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt
VD: Nước là chất lỏng không mùi, không vị; sôi ở 100 độ C; có tính dẫn nhiệt
Tính chất hóa học:( sự biển đổi chất tạo ra chất mới)
+Tính chảy
+Khả năng bị phân hủy...
VD: Đốt than đá màu đen tạo thành khí carbon dioxide; không quan sát được bằng mắt thường.
Chuk bạn hokk tốt nha!!
a. - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...
b. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...
c. Đặc điểm dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
1/ Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây
VD: Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.
2/ Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước
3/ Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả
P2O5: điphotpho pentaoxit.
SO3: lưu huỳnh trioxit.
Hai oxit bazơ:
CaO: canxi oxit.
Al2O3: nhôm oxit.
b) Thành phần của oxit:
Oxit bazo là hợp chất của 1 nguyên tố kim loại với oxi
Oxit axit là hợp chất của 1 nguyên tố phi kim với oxi
c) Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
1. So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất?
Đáp án :
Nhiệt độ trong quá trình nóng chảy là 80 độ C
Nhiệt độ trong quá trình đông đặc là 80 độ C
==> Vậy nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc trong cùng 1 chất bằng nhau (80 độ C)
2. Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Đáp án :
Trong việc đúc tượng đồng có 2 quá trình chuyển thể:
- Đun nóng chảy đồng: Từ thể rắn biến thành thể lỏng.
- Để đồng nguội lại thành tượng: Từ thể lỏng biến thành thể rắn.
3. Ví dụ sự bay hơi ,ngưng tụ
Đáp án :
Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ:
+Sự tạo thành mây, sương mù....
Ví dụ về hiện tượng bay hơi:
+Phơi quần áo
+Nước mưa trên đường biến mất khi mặt trời xuất hiện.......