Từ “Nghe” trong đoạn thơ sau thuộc dạng điệp ngữ nào?
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục ...cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Điệp ngữ “Nghe” điệp ngữ cách quãng sử dụng với nghĩa chuyển
Tác dụng : nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, cảm giác xúc động bồi hồi của những âm thanh quen thuộc, gợi nhớ về tuổi thơ cùng người bà, khiến người lính quên hết mệt mỏi.
Tham khảo
''Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ''
- Điệp từ "nghe" được lập lại ba lần và là điệp ngữ cách quãng
- Trong khổ đầu của bài Tiếng Gà Trưa, tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe" này nhằm nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi dừng chân bên xóm nhỏ và nghe được tiếng gà
- Tác giả đã dùng điệp ngữ để nhấn mạnh cảm xúc nhớ thương của người lính trẻ này, làm cho cậu gợi lại những kí ức về tuổi thơ mơ mộng của mình
- Điệp ngữ "nghe" trong bài đã thể hiện một cảm xúc rõ ràng và chân thật, giữa bầu không khí trưa này. Cũng nói đến khung cảnh vào buổi trưa cùng với tiếng gà, và người lính trẻ đã nghe được tiếng gọi của tuổi thơ
Xác định một từ ghép trong khổ thơ trên và đặc câu với từ ghép đó
bn có thể giúp dùm mik luôn đc ko :((
Tham khảo!
– Điệp từ “nghe” được lặp lại 3 lần.
– Tác dụng : Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Tham khảo!
– Điệp từ “nghe” được lặp lại 3 lần.
– Tác dụng : Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Em tham khảo:
Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
TK
Nhà thơ diễn tả như thế không phi lí. Bởi vì Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào.
Từ nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu .Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên?
Giúp em câu này nữa đc không ạ
Câu 1:
Biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ cách quãng "nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
1. Văn bản "Tiếng gà trưa" của Xuần Quỳnh
2. Thể 5 chữ
3. Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm
4. Kỉ niệm đẹp đẽ của nhà thơ và tình bà cháu
5,6 tự làm ^ ^
Chúc bạn học tốt nha!
Tham khảo!
⇒ Qua đó ,tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết bằng biện pháp nghệ thuật này. Chứng minh được người lính trẻ này rất yêu quê hương của mình
-Tham khảo-
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.
Điệp ngữ cách quãng