K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm

 

22 tháng 4 2018

Trong bài văn tả cảnh: Mở bài cần nêu: Giowif thiệu bao quát về cảnh sẽ tả

Thân bài cần nêu: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

Kết bài cần nêu: Nhận xét hoặc cảm  nghĩ của người viết

Trong bài văn tả đồ vật: Mở bài cần nêu: Mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp

Thân bài cần nêu: Tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật

Kết bài cần nêu: Kết bài mở rộng hoặc không mở rông

Trong văn tả con vật: Mở bài cần nêu: Giowis thiệu con vật sẽ tả

Thân bài cần nêu: Hình dáng, tả thói quen sinh hoạt và 1 vài hoạt động chính của con vật

Kết bài cần nêu: Cảm nghĩ đối với con vật

Trong bài văn tả người: Mở bà cần nêu: Giowis thiệu người định tả

Thân bà cần nêu Tả ngoại hình, tính tình và hoạt động

Kết bài cần nêu Cảm nghĩ về người được tả

22 tháng 4 2018

mới tuần 34 mừ :3 Gắp chi đừng căng thảng thư giản chút deiiiii hê hê :3

19 tháng 4 2017

trên mạng nha bạn

lên mạng đi 

13 tháng 9 2023

Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:

- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

- Không gian đồng quê:

+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau

+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng

→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

Tham khảo:

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

30 tháng 1 2018

- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .

Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.

Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.

Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.

Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.

30 tháng 1 2018

-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em 

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

20 tháng 4 2018

Bài 1:

Đồ Sơn – địa danh đó đã trở nên quen thuộc với người dân đất cảng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng em trong vòng tay nhân ái bao la. Mỗi mùa hè, du khách mọi phương lại về đây nghỉ ngơi sau những giây phút nóng nực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt.

Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xoã tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.

Hoàng hôn xuống! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh những giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lựng xuống biển tìm chốn ngủ. Trăng lên tự lúc nào. Ánh sáng dát vàng trên mặt biển. Em cùng bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.

Có lẽ sau này, lớn lên em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu của mình.

Bài 2:

Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.


Hồ Tam Bạc  - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.


Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.


Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân– vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.


Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.


Nhà Kèn (nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.


Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi

Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.

30 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn . Nhưng mình thi xong rồi . 

17 tháng 11 2016

Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.

14 tháng 9 2023

- Lí Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa.

- Tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

25 tháng 2 2019

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.

1 tháng 2 2016

chtt