Viết về câu chuyện đồng tiền Vạn Lịch theo lời kể của nhân vật Vạn lịch
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Điều ước linh nghiệm. Nhà vua chỉ thỏa mãn chưa được nửa ngày trời. Khi khát cầm cốc nước, nước hóa thành vàng. Khi đói cầm bánh ăn, bánh hóa thành vàng không ăn được. Khi dạo chơi, guốc dép, ngựa nghẽo hóa thành vàng không đi được... Thế là phải xin rút điều ước. Trở về cái bình thường ban đầu, ông ta mới cảm thấy đó là hạnh phúc. Ai cũng thấy ý nghĩa của truyện là vàng không hẳn là sẽ mang lại sự tốt đẹp, thậm chí không biết sử dụng thì sẽ là bất hạnh.
Truyện cổ tích “Đồng tiền Vạn Lịch” của ta có gì khác so với thế giới?
Ngày xưa có người lái buôn tên Vạn Lịch giàu có vào hạng nhất, nhì trong nước. Đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ông có một người vợ trẻ đẹp tên Mai Thị. Chồng có tính ghen nên Mai Thị sống trong nhung lụa mà chẳng sung sướng gì.
Một hôm thuyền buôn đậu ở một bãi vắng. Một người đánh giậm ở đâu đến xin một miếng trầu cho đỡ rét. Thấy cảnh vợ “tình tứ” với trai lạ, cơn ghen nổi lên, Vạn Lịch xỉ vả vợ thậm tệ. Ông ta vứt cho nàng một thoi vàng, một thoi bạc rồi đuổi đi. Mai Thị gặp lại người đánh giậm rồi kết vợ chồng. Họ sống trong túp lều ven sông. Cuộc sống nghèo nàn nhưng cũng tạm ổn. Một lần vô tình người chồng cầm thoi vàng ném gà, người vợ trách sao lại lấy vàng mà ném. Người chồng ngạc nhiên nói, những thứ ấy tôi thấy nhiều ở bãi sông. Người vợ giục chồng đem về. Đó là vàng của Vạn Lịch, chắc do đắm thuyền. Từ đó, vợ chồng giàu có. Nhiều của cải nhưng người chồng đần độn nên chẳng có ai chơi. Một hôm, người chồng làm đổ tượng trong ngôi đền vốn là nơi phát tích của nhà vua. Nhà vua bị đau bại nửa người, không danh y nào chữa được. Vua sai yết thị ai dựng lại được tượng sẽ được thưởng. Anh chồng dựng lại được như cũ. Vợ chồng chỉ xin vua làm chức tuần ty ở sông. Vạn Lịch kinh ngạc gặp người vợ cũ cùng người đánh giậm ngày xưa. Mai Thị mát mẻ: “Biết rằng anh vẫn đi buôn/ Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần/ Dù anh buôn bán xa gần/ Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây”. Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Ông ta làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai Thị để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai Thị hối hận. Nàng đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “Đồng tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Từ đó ca dao có câu hát: “Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng/ Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu”...
Về chủ đề “cái ghen đàn ông” thì trong văn học viết đã có một “Người con gái Nam Xương” nổi tiếng của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI). Cái anh chàng Trương Sinh nông nổi tin vào lời đứa con ba tuổi (Đản) là chỉ có đêm đến thì cha mới về, mẹ đi thì cha đi, mẹ ngồi thì cha ngồi nên không bao giờ bế Đản. Vì trước đó Trương Sinh phải đi lính trong khi vợ ở nhà có con. Cái ghen bóng ghen gió cứ ấm ức rồi ngày một lớn dần, để rồi Trương Sinh mắng nhiếc người vợ ngoan (Vũ nương) những điều tệ hại nhất về phẩm tiết người phụ nữ. Nàng phải tự tử... Trong cô đơn, trống vắng, vào một tối tê tái buồn trong ngôi nhà có người vừa chết, Trương Sinh đi đi lại lại, bồn chồn, thằng Đản chợt hét toáng lên: “Ba tôi đến kìa!”. Nó chỉ vào cái bóng Trương Sinh trên tường... Sững sờ, thảng thốt, bàng hoàng, chàng gục xuống như cái mầm ghen của thằng đàn ông nhỏ nhen teo tóp thảm hại trước ánh sáng sự thật: Những ngày chàng xa nhà, vợ lấy bóng của mình nói với con về ba nó. Dân gian vẫn nói vợ chồng “như hình với bóng”...Thế mà!!!
Hai hình tượng Trương Sinh (văn học bác học) và Vạn Lịch (văn học dân gian) như hai cánh cửa văn hóa mở ra một thế giới ghen đàn ông mà người đọc bao đời chỉ nên là khách tham quan lướt qua chứ không nên ở lại. Chỉ cần đủ có thời khắc lướt qua mà suy ngẫm, rút bài học. Ở lại sẽ bị “nhiễm” tính ghen thì vợ khổ rồi mình khổ. Thế nên ở cả hai truyện này, tác giả chỉ lấy cái ghen làm điểm tựa kết cấu để dựng lên câu chuyện theo nhiều hướng chủ đề khác.
Người Việt tiểu nông chỉ quen cấy lúa, làm ruộng chất phác, hồn hậu nên ghét kẻ buôn “Thật thà cũng thể lái trâu”. Rõ ràng Vạn Lịch không được thiện cảm: Đã đi buôn lại giàu, thế nên phải là người xấu. Lại có tính ghen thì càng xấu. Nhìn thấy vợ thương người mà giúp người, lẽ ra phải khen, phải phục thì ông ta lại mắng chửi. Đó là trái về đạo làm người. Đuổi vợ là trái về đạo vợ chồng, lẽ ra phải là “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách). Nhưng vẫn còn cái tối thiểu tính người là vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc. Như vậy, Vạn Lịch vừa đáng chê, vừa đáng trách! Để hả giận, dân gian cho Vạn Lịch bị sạt nghiệp vì thua lỗ, vì gặp bão to, gió lớn mà đắm thuyền... Đấy là ánh sáng xưa của cổ tích hắt về rồi đọng lại: Ở ác gặp ác! Nhưng ý nghĩa phổ quát thì rộng dài hơn nhiều: Cái quý nhất là hạnh phúc gia đình. Tự mình phá vỡ hạnh phúc, tất sẽ gặp bất hạnh! Vạn Lịch có người vợ quý mà không biết giữ, không biết trân trọng lại ứng xử tàn nhẫn như thế thì gặp hạn là đương nhiên. Hỡi thế giới đàn ông! Đừng như Vạn Lịch! Hãy biết quý trọng vợ mình, tức quý trọng cuộc sống và hạnh phúc của chính mình!
Mai Thị thật đáng thương. Bị đuổi, nàng bơ vơ. Gặp lại người đánh giậm, tất nhiên gá nghĩa vợ chồng. Nhưng cũng không hạnh phúc vì chồng đần độn. Đần đến mức dân gian không cho anh ta một cái tên để gọi. Chỉ gọi là anh đánh giậm. Tên gọi là một ký hiệu ở đời. Không có tên tức anh ta chẳng có ý nghĩa tý tẹo nào với cuộc sống. Vô danh. Ở đây lại phát sáng một ý nghĩa mới: Con người ta phải có học, khi vô học (không biết chữ) thì sẽ không phân biệt được giá trị của cuộc sống (vàng là một giá trị mà anh ta không hề biết đấy là vàng!). Không có cái nền tri thức thì anh chàng đánh giậm ấy chỉ có thể “làm bạn” với những pho tượng câm chứ không thể làm bạn được với người! Thế nên có người trách dân gian “lòng thòng” cho câu chuyện dài ra bằng cách để anh ta mua bún lòng, mắm tôm mời các pho tượng ăn rồi nhét thức ăn vào mồm họ, là không nghệ thuật! Trời ơi! Minh triết dân gian là ở đấy: Những kẻ ngu đần thì chỉ có thể “ăn ở” với các pho tượng vô hồn, vô cảm, vô tri kia mà thôi!
Con người ta khi có ý đồ, dù xấu, dù tốt cũng đều có “kế hoạch”. Mai Thị là người sâu sắc nên khi vua ban cho chức nọ, tước kia, nàng không nhận, chỉ nhận chức tuần ty trên sông. Chức này chỉ cần biết thu tiền, không cần biết chữ nên hợp với chồng nàng. Xa hơn, là một kế hoạch “dằn mặt” chồng cũ. Vì Vạn Lịch buôn bằng thuyền. Quả nhiên cái chủ động của nàng có kết quả. Lời mát mẻ của nàng có thể làm nàng “bõ hờn” một lúc nhưng sẽ làm lương tâm nàng hối hận cả đời: Vạn Lịch tự vẫn!
Thì ra, sự trả thù bao giờ cũng là nhỏ nhen. Dân gian đã thực sự sâu sắc và thâm thúy hơn chúng ta tưởng rất nhiều: Sự bao dung, tha thứ, khoan hòa, nhân hậu bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều. Đó là những cánh cửa để mở thông với những thế giới tốt đẹp! Còn không thì ngược lại. Mai Thị đã dựng lên bức tường thù hằn để cự tuyệt với tình nghĩa cũ. Nàng đã đi ngược lại đạo lý thông thường “Vợ chồng một ngày nên nghĩa”!
Nhưng sâu thẳm nàng vẫn là người phụ nữ nhân hậu. Cái hối hận của nàng muộn mằn nhưng đáng quý. Giá mà trong mỗi người đừng có sự nhỏ nhen thù hằn thì sẽ không phải hối hận!
Nhưng Vạn Lịch sao phải chết? Cái chết này cho thấy ông ta cũng cố chấp, nhỏ bé. “Người ta là hoa của đất”, “Người sống đống vàng” cơ mà!? Vì sao phải thế? Cái sự cắt nghĩa chết là để “chuộc lại lỗi xưa” chỉ là bề nổi câu chữ. Cái sâu thẳm bên trong vẫn là triết lý bất hủ của dân gian: Là người đi buôn nên quan tâm nhiều nhất tới lợi nhuận tiền bạc, nên không sâu sắc, thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh trong ứng xử văn hóa. Ông ta thật đáng trách vì quá coi rẻ mạng sống chính mình (một mạng người để “chuộc lỗi” ghen “thường tình”), cũng thật đáng thương vì mất hết. Một ý nghĩa bật ra: Cái nền tảng, cái gốc của nhân cách con người chính là sự học, là sự hiểu biết, là lòng nhân ái, khoan dung. Vạn Lịch chưa phải là con người như vậy. Một “tý” là ghen! Một sự “sốc” khủng hoảng tinh thần nhất thời đã tự chết!
Cái kết tỏa sáng, cái “đồng tiền vàng” của truyện này chính là hình tượng “Đồng tiền Vạn Lịch”. Thế nên nó được đặt làm tên truyện là đích đáng, khôn ngoan và thật sự thấu nhân tình. Công lao của Mai Thị, cái tâm của nàng, chắc chắn có nước mắt (hối hận) của nàng đã hòa kết chung với tài sản của Vạn Lịch, “máu” của Vạn Lịch để tạo thành “đồng tiền vàng” lóng lánh. Tiền là quý, là giá trị. Vàng là quý, là giá trị. Là đồng tiền vàng thì sự “bảo hiểm” về giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Đồng tiền ấy còn được “bảo hiểm” bằng pháp lý (vua cho phép) nên càng muôn lần giá trị. Giá trị ấy lại được đón nhận rộng rãi vì lan tỏa tới muôn người (phân phát cho những người nghèo). Tiền giấy sẽ mất nhưng tiền vàng là vĩnh cửu để khẳng định cái vĩnh cửu hơn, giá trị hơn là tình người nói chung, tình nghĩa vợ chồng nói riêng!
“Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng/ Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu”. Tại sao không phải là “khắc” mà lại là “thích”? Lại thuộc về phạm trù triết học ngôn ngữ, xin bàn đến vào một dịp khác
Đồng tiền Vạn Lịch
Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
-Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
* * *
Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
-Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
-Chả biết.
-Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
-Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:
-Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
-Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
-Thế bây giờ có dựng lên được không?
-Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát:
Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.
Mình học theo mẫu này bn giúp mk viết cái kết khác
1.
- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.
- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng.
- Diễn biến:
+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.
+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người.
+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo.
+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ.
+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.
Đáp án B
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp. Tức là phải lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là độc lập dân tộc
"Đồng tiền Vạn Lịch" là truyện cổ tích kể về một phú thương giàu sang nhưng bạc tình bội nghĩa và giải thích về nguồn gốc của đồng tiền Vạn Lịch. Truyện còn là bài học giáo dục sâu sắc về sự tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ vợ chồ
“Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay. Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
- Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ. Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
- Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?
- Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm. Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi:
- Đã chơi được với ai chưa?
- Chưa . Vợ lắc đầu nói một mình rằng:
- Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!
Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn.Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng: - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
- Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
- Thế bây giờ có dựng lên được không?
- Làm gì mà chả được.
Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:
Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.
Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”. Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này.
K hi còn bé tôi vẫn được nghe mẹ hát ru, thường thì lời ru là những câu ca dao hoặc những bài đồng dao,… nhưng cũng có khi đó lại là những vần thơ nói về Đồng tiền Vạn Lịch kể lại một câu chuyện mà sau này tôi mới biết nội dung như sau:
“Xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch, nhờ vốn liếng của vợ mà buôn bán trở nên rất giàu có. Nhưng khi làm nên cơ nghiệp, hắn thấy vợ không còn nhan sắc nữa nên có ý định tống cổ vợ đi, bèn nhân một hôm vợ trò chuyện với anh đánh giậm, vu cho là ngoại tình, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu vợ thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay. Bơ vơ một thân một mình nàng gặp lại người đánh giậm, bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo: - Hắn bảo tôi dan díu với anh, tôi xin được lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau.Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào đành dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.*** Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng: - Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? - Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ. Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống và trôi dạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng anh đánh giậm. Từ khi có của, cô nàng bèn xây dựng nhà cửa và sửa soạn cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng giao du với người ta để học khôn, học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: - Đã chơi được với ai chưa? - Chưa Vợ lắc đầu nói một mình rằng: - Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy ngày mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được! Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la làm quen với mấy tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún, mua lòng, mua rượu về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng, cùng ăn và cùng uống. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Nàng giậm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền ấy lại là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng: nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y vào cung chữa bệnh đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Pho tượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Tin ấy bay về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy cô vợ đi chợ qua đó thấy thế, bèn về hỏi chồng: - Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp: - Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay. - Thế bây giờ có dựng lên được không? - Làm gì mà chả được. Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được.Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng nàng nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đây, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Cô nàng biết vậy liền ra lệnh bắt chủ thuyền phải đích thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Nàng mỉa mai bảo hắn:
Biết rằng anh vẫn đi buôn,Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.Dù anh buôn bán xa gần,Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.
Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu nàng nói là để chuộc lỗi xưa rồi tự tử. Khi hay tin Vạn Lịch chết, nàng rất hối hận, nên đem tất cả tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ”. Nội dung câu chuyện chỉ có thế nhưng đã có nhiều dị bản, nhiều vở kịch được dàn dựng công phu, thậm chí có những nhạc phẩm kể lại chuyện tình ly kỳ này. Tôi đã tìm trên Google và Wikipedia chỉ thấy truyện kể bằng văn xuôi, nhạc, kịch nhưng không thấy truyện kể theo thể loại thơ. Tình cờ ba tôi – Khánh Hà – cho biết xưa ông đã có tập thơ này. Vì biến cố 54 ba tôi không kịp mang theo nhưng vẫn thuộc chúng. Được chúng tôi thúc giục, ba tôi đã dành trọn 3 ngày để viết lại. Năm nay ông cụ đã 84 tuổi nhưng ông vẫn nhớ gần như đầy đủ. Tuy vậy có một vài chỗ không nhớ chính xác lắm rất mong tìm được chính bản.
nhưng nó có trong chương trình Ngữ Văn địa phương bn ak