Câu 1:
Hoàn thành phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a.NH3 +O2->NO+H2O
b.Fe+HNO3 loãng->Fe(NO3)3 +NO+H2O
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 19,5 (g) kim loại M trong dung dịch HCl vừa đủ thu được 40,8 (g) muối. Xác định M.
Câu 3: Cho 6,3 (g) hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. (Cho Al = 27 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; H = 1 ; Zn = 65)
Câu 2:
Gọi hóa trị của M là x(x>0)
\(n_{M}=\dfrac{19,5}{M_M}(mol)\\ n_{MCl_x}=\dfrac{40,8}{M_M+35,5x}(mol)\\ PTHH:2M+2xHCl\to 2MCl_x+xH_2\\ \Rightarrow n_M=n_{MCl_x}\\ \Rightarrow \dfrac{19,5}{M_M}=\dfrac{40,8}{M_M+35,5x}\\ \Rightarrow 19,5M_M+692,25x=40,8M_M\\ \Rightarrow 21,3M_M=692,25x\\ \Rightarrow M_M=32,5x\)
Thay \(x=2\Rightarrow M_M=65(g/mol)\)
Vậy M là kẽm(Zn)
Câu 3:
Đặt \(\begin{cases} n_{Al}=x(mol)\\ n_{Mg}=y(mol \end{cases} \)
\(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3(mol)\\ PTHH:2Al+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2\\ Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\\ \Rightarrow \begin{cases} 27x+24y=6,3\\ 1,5x+y=0,3 \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} x=0,1(mol)\\ y=0,15(mol) \end{cases}\\ \Rightarrow \begin{cases} m_{Al}=0,1.27=2,7(g)\\ m_{Mg}=0,15.24=3,6(g) \end{cases} \)