K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!Chị Dậu vẫn thiết tha:-...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

                                                                                                                         (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

           a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

           b. Chỉ ra đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu đó?

Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?

a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.

b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.

Câu 3:Đặt câu

a.        Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

b.      Đặt một câu cầu khiến dùng để đe dọa.

 

0
10 tháng 1 2022

a.  trích trong văn bản : Tức nước vỡ bờ . tác giả : Nam Cao.

b, nhân vật cháu trong đoạn trích là chị Dậu . Thể hiện sự chèn ép, sự áp bức bất công của xh phong kiến bấy giờ .

Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau:Bác ăn cơm rồi à ?bạn viết bài này chăng ?" Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp nốt tiền sưu! Mau!""- Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."" Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết...
Đọc tiếp

Nêu chức năng câu nghi vấn trong những câu sau:

Bác ăn cơm rồi à ?

bạn viết bài này chăng ?

" Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp nốt tiền sưu! Mau!"

"- Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả xuất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

" Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?"

"Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi ! Sao mẹ đi lâu thế ? Mãi không về ! Người ta đánh con vì con dám cướp lai đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy . người ta còn chửi con , chửi cả mẹ nữa ! Mẹ xa con , mẹ có biết không ?"

1
21 tháng 2 2021

câu a : bác ăn cơm rồi à?( khẳng định)

câu b: bạn viết bài này chăng ? ( phủ định )

câu c: thằng kia ...còn sống đấy à ? (đe dọa)

câu d: chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? (phủ định )

câu e:già rồi ...chả phải buồn ?(khẳng định )

câu f :sao mẹ đi lâu thế ? mẹ xa con,mẹ có biết không?( bộc lộ tình cảm cảm xúc)

21 tháng 7 2019

“ Đẹp hơn mọi bông hoa”

Lời chào của bạn nhỏ được so sánh đẹp hơn mọi bông hoa

6 tháng 7 2018

Nội dung bài thơ ca ngợi bé biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó nhắc nhở các bạn nhỏ cần phải biết lễ phép với người lớn.

9 tháng 10 2017

Bạn nhỏ trong bài thơ đã chào hỏi ông bà và mẹ

 Mã đề 02 – 8A. Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:  “- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ nằm đấy , chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. -Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp đã”   ...
Đọc tiếp

 

Mã đề 02 – 8A. 

Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 

 

“- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ nằm đấy , chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

-Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội,cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp đã”      

Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 

Đoạn văn là suy nghĩ của nhân vật nào? Về vấn đề gì? 

Chép lại câu văn có sử dụng thán từ, gạch chân  

dưới thán từ. 

Cho câu chủ đề: “ Tình cảm xóm làng là tình cảm gần gũi và cao đẹp.” Hãy viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề trên? ( Khoảng 7-9 câu) 

Trong đoạn văn đó sử dụng ít nhất một câu ghép, gạch chân dưới câu ghép đó ? 

Câu 2: Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm 

 

 

1
29 tháng 12 2021

Thi ạ ?

éc o éc ;-;Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”                              ( Trích: Lặng lẽ...
Đọc tiếp

éc o éc ;-;

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

                              ( Trích: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9)

Câu 1. Hãy nêu tình huống trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ? Cho biết vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện?  

 

 

 

 

Câu 2: Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ?” thuộc từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên.

 

Câu 3: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn. Những người đó là ai?  Chi tiết này giúp em hiểu điều gì về anh thanh niên? 

 

1
24 tháng 5 2022

. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

                              ( Trích: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9)

Câu 1. Hãy nêu tình huống trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ? Cho biết vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện?  

 

* Tình huống trong truyện Lặng lẽ Sa Pa là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi và thú vị của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét với ông họa sĩ, cô kĩ sư .

* Tác dụng:

- Nhân vật anh thanh niên hiện lên một cách tự nhiên, khách quan.

- Anh thanh niên được soi chiếu, đánh giá, cảm nhận từ các nhân vật khác, tạo tính khách quan khi miêu tả và xây dựng chân dung nhân vật.

- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

- Các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, chân thành, cởi mở, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

 

 

 

Câu 2: Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ?” thuộc từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên.

 

* Từ “Ơ” là thán từ, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

* Từ “ư” là tình thái từ, được dùng để hỏi.

 

 

Câu 3: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn. Những người đó là ai?  Chi tiết này giúp em hiểu điều gì về anh thanh niên? 

 

Những người mà anh thanh niên giới thiệu để ông họa sĩ vẽ đó là:

*Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.

*Ông kĩ sư vườn rau su hào.

*Anh từ chối khi ông họa sĩ vẽ mình và giới thiệu cho ông vẽ những người khác vì anh có đức tính khiêm tốn.

24 tháng 5 2022

thanks nha 

18 tháng 10 2019

Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

   + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

   + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

   + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.