Nội dung chính của bài “thơ thần” của Lý Thường Kiệt?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Học tốt!
Câu 1: Tương truyền, khi cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ, để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, đồng thời làm khiếp đảm tinh thần quân địch.
Bài thơ đã khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc xâm lược để báo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, là lời tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc, khẳng định chủ quyền, bảo vệ biêm giới lãnh thổ, kẻ thù nào dám xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời.
Câu 2: Khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hoà với giặc vì: Đây là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế sức cùng, lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để bảo đảm mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh; không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hoà bình lâu dài. Đó là tinh thần nhân đạo của dân tộc ta.
Câu 3: Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
- Chặn giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt.
- Diệt thuỷ quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hoà với giặc.
Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã:
A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
B. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
C. Cả 3 đều đúng
D. Ban thưởng cho quân lính.
Tham Khảo:
Câu 1:
Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt với nội dung sau:
- Chủ động mở cuộc tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc rồi rút quân về nước.
- Chủ động kết thúc chiến tranh: Trong khi quân Tống đang nguy khốn thì ông lại không mở cuộc tấn công mà chọn cách giảng hòa, để kết thúc chiến tranh.
Bằng cách đó ta vẫn đuổi được quân Tống về nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ bang giao, hoàng hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của một nước lớn như nước Tống, đảm bảo hòa bình lâu dài.
Câu 2:
Luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật bằng văn bản đầu tiên ở nước ta.
- Quân đội thời Lý được chia làm hai bộ phận: cấm quân bảo vệ vua và kinh thành và quân địa phương có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ. Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, quan sĩ thay phiên nhau về cày ruộng.
- Đối nội: gả công chúa và ban tước cho các tù trưởng dân tộc, song kiên quyết trấn áp những người có ý định tách ra khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: Triều Lý giữ mối giao hòa với nhà Tống và Cham-pa, song rất kiên quyết dẹp tan các cuộc quấy phá biên giới do Cham-pa gây ra.
Tham khảo!
Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt với nội dung sau:
- Chủ động mở cuộc tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc rồi rút quân về nước.
- Chủ động kết thúc chiến tranh: Trong khi quân Tống đang nguy khốn thì ông lại không mở cuộc tấn công mà chọn cách giảng hòa, để kết thúc chiến tranh.
Bằng cách đó ta vẫn đuổi được quân Tống về nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ bang giao, hoàng hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của một nước lớn như nước Tống, đảm bảo hòa bình lâu dài.
Chính sách đối nội, đối ngoại cùa nhà Lý là :
+) Củng cố khối đoàn kết .
+) Quan hệ, hợp tác với các nước láng giềng.
+) Kiên quyết bảo vệ lãnh thổ .
⇒ Ý nghĩa : Để ổn định biên giới phía nam ,
Góp phần làm quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
THAM KHẢO :
Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng nganh nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.
“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.
Nguồn :vanmauhocsinh
Qua bài thơ”Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, em cảm nhận rằng Lý Thường Kiệt là một người có lòng yêu nước sâu sắc. Em cảm nhận được sự yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện qua từng câu thơ trong bài. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định được chủ quyền của đất nước Đại Việt, có tác dụng rất to lớn để cổ vũ cho nhân dân ta quyết tâm chống giặc và không để giặc xâm chiếm bờ cõi nước ta. Tình yêu nước sẽ thật nồng nàn khi có giặc xâm phạm tới bờ cõi nước ta, chúng ta phải giữ gìn, duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mai sau trở thành một công nhân tốt xây dựng đất nước thêm tươi đẹp hơn.
Thể hiện chủ quyền độc lập của dân tộc ta.