K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2021

Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:

- Em rét không?

Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:

- Ấm quá!

Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Ông giơ gậy thần lên. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua, mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na.

Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.

Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:

- Mẹ bảo, chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé!

Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ. 

2 tháng 12 2021

Chị của Nết 

2 tháng 12 2021

CHỊ CỦA NA LÀ CHỊ NẾT.

14 tháng 5 2018

ÚT Vịnh là cậu bé rất dũng cảm.Cậu đã nhường mạng sống của mình để cứu cô bé Lan ,sẵn sàng nhận cái chết thuộc về mình

1 tháng 1 2024

câu hỏi đâu bạn?

câu không có dấu"." ah?

20 tháng 3 2018

                                                                                           Bài làm

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.

14 tháng 5 2019

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã kính trọng và sùng bái những người giáo viên một cách rất đặc biệt. Những năm là học sinh của tôi đã học cùng những thầy cô tận tâm, nhiệt tình với học trò của mình. Có lẽ, tình cảm nồng nhiệt với nghề giáo và sự trường thành trong tâm hồn của tôi ảnh hưởng nhiều nhất từ những bài giảng của cô giáo Ngữ văn trường cấp 2.
Hồi ấy tôi học trường Trung học cơ sở Mỹ Bằng, và cô giáo Ngữ văn dạy lớp tôi tên là Hiền, người cô đã theo bước chân chúng tôi từ những ngày đầu khi chúng tôi mới bước vào lớp 6. Tạm biệt những kỉ niệm của cấp tiều học, tôi bỡ ngỡ bước vào cấp 2, một ngôi trường mới, một lớp học mới, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng tôi thật may mắn khi được học cô Hiền.
Trong năm học lớp 6, mỗi tuần tôi có học 2 tiết Ngữ Văn của cô vào ngày thứ 3 và thứ 5. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, sợ hãi và rụt rè khi chưa làm quen với hoàn cảnh mới nhưng chính cô đã truyền những cảm xúc thật đặc biệt về thầy cô, về ngôi trường, về bạn bè. Tiết học đầu tiên, cô mặc một chiếc áo dài xanh biếc và chào đón chúng tôi bằng những câu chuyện thật ấm áp. Cô kể chuyện về thời gian mấy chục năm làm giáo viên tại trường ngay từ khi mới tốt nghiệp ra sao, cô kể chuyện về những thầy cô đã đến và gắn bó với mái trường này hay những người học trò cũ của cô thành đạt như thế nào. Chúng tôi thật sự được truyền cảm hứng từ những câu chuyện rất bình dị nhưng sâu sắc đó và cảm thấy như gần gũi, quen thuộc với mái trường này thêm rất nhiều.
(văn lớp 6)
Cô dành cho chúng tối 15 phút để kể chuyện và rồi cô nói rất hiền từ: “Giờ kể chuyện đã hết rồi nhé. Còn bây giờ cô và các con học bài mới hôm nay nào!” Giọng nói và tính cách của cô cũng như chính cái tên của cô vậy: hiền dịu và ấm áp. Chúng tối bắt đầu học một tác phẩm văn học. Cô Hiền thoăn thoắt viết lên bảng đen những dòng chữ ngay ngắn và đều đặn. Hồi ấy, ở vùng quê chúng tôi vẫn còn dùng những chiếc bảng mà được nhuộm đen, những chiếc bảng hơi gồ ghề và không được mịn như những chiếc bảng hiện đại bây giờ. Thế nhưng những dòng chữ phấn trắng của cô mới đẹp làm sao! Chữ cô mềm mại, nhẹ nhàng, từng dòng từng dòng, chỗ đậm, đề bài gạch chân, chỗ nhấn mạnh thì viết thật đậm, tay cô lướt nhanh trên bảng như một người nghệ sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Ấy vậy mà cô bảo, cái chữ này đã được mấy chục năm trên bục giảng làm cho mòn phấn mới luyện được, chứ hồi cô mới ra trường, lần đầu tiếp xúc học sinh run đến nỗi viết dòng xuôi dòng ngược ấy. Tôi lại thấy quý cô thêm vì những tâm huyết của cô với nghề trồng người.
Cô giảng cho chúng tôi về những nét cơ bản của tác phẩm rồi đọc mẫu cho chúng tôi một lần. Cô đã hơn 50 tuổi nhưng giọng vẫn còn thanh và rất ấm. Một đoạn văn khô khan nhưng cô đọc mới truyền cảm và cuốn hút làm sao. Cô giảng cho chúng tôi rất tỉ mỉ, cặn kẽ từng vấn đề của bài học. Chúng tôi say mê nghe theo từng lời cô nói, cô hóa mình như nhân vật trong câu chuyện và cũng đem chúng tôi đắm chìm vào thế giới văn học. Cô vừa đi vừa giảng cho chúng tôi để các bạn ngồi cuối cùng có thể nghe cô nói một cách rõ ràng. Bài giảng của cô không hề khô khan hay gây buồn ngủ một chút nào. Cô đưa cho chúng tôi một số câu hỏi để thảo luận và đồng thời nghiên cứu sâu thêm những khía cạnh của vấn đề. Chúng tôi gặp khó khăn ở chỗ nào là cô sẵn sàng giúp đỡ tận tình để chúng tôi hiểu rõ, kiên nhẫn chỉ bảo cho từng nhóm một. Lần đầu tiên tôi đại diện cả nhóm lên trình bày kết quả thật sự rất run. Thế nhưng cô đã nhìn bằng ánh mắt hiền dịu và động viên tôi bình tĩnh để trả lời. Cô lắng nghe tôi nói, gật đầu theo những ý kiến tôi đưa ra và nói lời khích lệ tôi tiếp tục phát huy vào những lần sau. Không quát mắng, cáu gắt vì những gì chúng tôi chưa làm được mà cô chỉ ra những ưu điểm hay những cách nghĩ mới rất hay và giảng giải cho cả lớp những điểm thiếu cần bổ sung hay những chỗ cần chình sửa để hiểu đúng và hiểu trọn vẹn tác phẩm cũng như tinh thần của tác giả thông qua từng câu chữ. Thỉnh thoảng lớp tôi có bạn nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng đề cả lớp tập trung vào bài giảng và không bỏ lỡ một chút kiến thức nào cả. Đến phần nào cần tìm hiểu ngoài lề, cô sẽ cho câu hỏi như một bài tập về nhà để học sinh tự tìm hiểu, tự trả lời, giúp chúng tôi hình thành được lối suy nghĩ giải quyết các vấn đề và tư duy cách làm bài tập. Nhờ vậy, những lỗ hổng kiến thức đã được bù lại một cách triệt để và kiến thức văn học của lớp tôi đã được nâng lên đang kể. Và cứ như vậy, tình yêu và tâm hồn văn học của tôi cứ được cô gợi mở và nuôi dưỡng trong 4 năm cấp 2, cho mãi đến khi tôi tốt nghiệp cũng không mất đi.
Mọi người vẫn nghĩ học văn là nhàm chán, là buồn ngủ nhưng qua những giờ giảng bài say sưa không nghe tiếng trống tan trường của cô, văn học đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Cô Hiền, một người giáo viên tận tình với những cô cậu học trò của mình, người đã cần mẫn chèo đò chở bao lứa học sinh qua bến bờ tri thức luôn giữ trong mình niềm yêu nghề và sự nhiệt huyết không phai của tuổi trẻ. Cô nghỉ hưu sau khi tôi tốt nghiệp vài năm. Mỗi lần đếm thăm cô lại thấy mái tóc của cô bạc thêm một chút nhưng những kỉ niệm giữa cô và trò thì cô không bao giờ quên. Tôi giờ đã là một sinh viên đại học sắp đi làm, thế nhưng mỗi lần đứng trước cô Hiền, tôi vẫn là một cô học trò lớp 6 còn bỡ ngỡ, rụt rè, cần cô động viên khích lệ của năm nào.

18 tháng 3 2018

Em Hoa hãy làm bài tập toán.

Mẹ mua cho em bé chiếc áo mới đi!

Cả lớp hãy trật tự nghe co giáo giảng bài!

Mội người đều phải tập thể dục.

T*** mik nhé!

Em Hoa làm bài tập toán đi.

Mẹ mua cho em bé chiếc áo mới đi.

Cả lớp trật tự nghe cô giáo giảng bài đi.

Mọi người đều tập thể dục đi.

HỌC TỐT!!!!!!!!!!!

22 tháng 5 2023

Vì 25% = 0,25

Mà 0,25= 0,5 x 0,5 = 50% x 50%

Nên tỉ số hai bán kính là 50%

Em chọn C

22 tháng 5 2023

Giả sử hình tròn thứ nhất có bán kính là r, diện tích là S1.
Hình tròn thứ hai có bán kính là 2r (vì tỉ số bán kính là 1:2), diện tích là S2.
Ta có công thức tính diện tích hình tròn: S = πr^2
Vậy ta có: S2/S1 = (π(2r)^2)/(πr^2) = 4
Theo đề bài, tỉ số diện tích của hai hình tròn là 25%, tức là S2/S1 = 1/4.
Từ đó suy ra: 1/4 = 4 => r = 2
Bán kính của hình tròn thứ hai là 2r = 4
Vậy tỉ số hai bán kính tương ứng là: 2/4 = 50%
Đáp án là C.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Khi hát những câu hát này em lại nhớ ngay đến cô Nhàn, cô giáo chủ nhiệm lớp 6A và cũng là người dìu dắt chúng em trong năm học vừa qua.

Cô giáo lớp em có một dáng người thon gọn, cân đối, mái tóc đen bóng luôn được cô xõa ngang vai khiến cho bạn nữ nào cũng phải trầm trồ khen ngợi. Trên khuôn mặt trái xoan của cô đôi mắt to, đen láy, luôn nhìn chúng em với ánh mắt thương yêu, trìu mến. Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười thân thiện được cô khéo thoa một chút son hồng thật đẹp. Khi cười, cô để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Cô sở hữu một làn da trắng hồng, trang điểm chút phấn. Khi đến lớp, cô luôn mặc bộ áo dài trông rất thướt tha.

Cô Nhàn rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Hằng ngày, khi trống vào học vừa dứt cũng là lúc cô bước vào lớp. Sau vài phút ổn định và kiểm tra bài cũ, lời giới thiệu bài mới của cô vang lên cuốn hút cả lớp. Cô viết những nét chữ tròn trịa và mềm mại lên bảng. Cả lớp im phăng phắc chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt đưa trên giấy. Cô đọc bài, giọng của cô ngân vang ấm áp, thánh thót. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Ánh mắt cô lúc dịu dàng tha thiết, lúc xa xăm vời vợi. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Bỗng “Tùng!Tùng!Tùng!” một hồi trống vang lên báo hiệu giờ học đã kết thúc nhưng cả lớp vẫn còn luyến tiếc vì lời giảng say sưa hút hồn, vì cử chỉ yêu mến và tình cảm cô dành cho học trò.

Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi ở bên cô. Mỗi khi cô Nhàn giảng bài đều có sức hấp dẫn kì lạ và rất riêng. Cô đã tạo cho chúng em nhiều cơ hội khám phá những điều hay vẻ đẹp muôn màu của kiến thức. Điều đó làm chúng em thích thú và ước ao cô luôn là cô giáo dạy chúng em trong những năm học tới

Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt tôi ân hận lắm, chỉ ước giá như thời gian quay lại tôi không trêu chị Cốc để bây giờ hậu quả ra nông nỗi này. Tôi tự nói mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc biết đâu chị ấy tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi tự rút ra bài học đường đời cho mình - Ở đời, sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.