Bài 2: Đọc lại văn bản “Cô bé bán diêm” (Đoạn“Em quẹt que diêm thứ ba … Họ đã về chầu Thượng đế.”) trong SGK (tr. 17 - 64) và trả lời các câu hỏi:1.Khi quẹt que diêm thứ ba, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy” những hình ảnh gì?2.Tại sao cô bé bán diêm lại muốn quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao?3. Những lời nói trong tưởng tượng của cô bé bán diêm với người bà hiền hậu cho em cảm nhận như thế nào về...
Đọc tiếp
Bài 2: Đọc lại văn bản “Cô bé bán diêm” (Đoạn“Em quẹt que diêm thứ ba … Họ đã về chầu Thượng đế.”) trong SGK (tr. 17 - 64) và trả lời các câu hỏi:
1.Khi quẹt que diêm thứ ba, cô bé bán diêm đã “nhìn thấy” những hình ảnh gì?
2.Tại sao cô bé bán diêm lại muốn quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao?
3. Những lời nói trong tưởng tượng của cô bé bán diêm với người bà hiền hậu cho em cảm nhận như thế nào về cảnh ngộ của cô bé?
4. Nêu nhận xét của em về thái độ của nhà văn đối với cô bé bán diêm. Phân tích một chi tiết làm cơ sở cho nhận xét đó.
5. Theo em, hình ảnh người bà cầm tay cô bé bán diêm, rồi “hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa” là một cảnh ấm áp hay thương tâm? Vì sao?
6. Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.
a. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en.
b. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
7. Dòng nào sau đây KHÔNG phải một cụm danh từ?
A. Một nhà buôn giàu có
B. Những ngôi sao trên trời
C. Cũng biến đi mất như lò sưởi
D. Hai bà cháu
Tham khảo:
a)
- Nội dung: Cô bé bán diêm đã cho người đọc thấy được lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh như cô bé trong câu chuyện. Đồng thời đó cũng là lời tố cáo xã hội đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm. - Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen yếu tố hiện thực và mộng tưởng.
-Dấu hiệu cho biết thứ tự các lần quẹt diêm : “Đánh liều”
-Ngữ đánh liều cho ta biết tình trạng cô bé đó :
+Sử dụng cái từ “đánh liều” cho thấy tình cảnh cô bé quá khốn khổ, nghèo túng . Cuộc sống quá bất công với cô bé bán diêm. Giữa một cái thời tiết lạnh giá trái ngược lại là cái cuộc sống của những con người giàu khác thì cô bé lại phải ở giữa cái hoàn cảnh lạnh lẽo, băng tuyết bao phủ xung quanh.
b) Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
c)
Diêm có giá trị thấp, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của em
Diêm là nguồn gốc của ánh sáng, của sự ấm áp, đối lập với bầu trời đen tối của đất nước Đan Mạch thế kỉ XIX- nơi chủ nghĩa tư bản còn ngự trì.
Ánh sáng của que diêm chính là ánh sáng của ước mơ,hi vọng đối với cô bé về 1 tương lai tốt đẹp hơn: Ngọn lửa của que diêm hóa thành những vì sao dẫn lối cho em đến gặp ba ở thiên đàng.Chi tiết này cho thấy tư tưởng nhân đạo của tác giả mong em bé có một cuộc sống đủ đầy như bao người; Đông thời phê phán xã hội bấy giờ.
Đây là dụng ý của nhà văn,vì diêm là nguồn gốc của ánh sáng,sự ấm áp đối lập với bầu trời đêm ấy tăm tối,buốt giá và cả cuộc sống đen tối,lạnh lùng của đất nước Đan Mạch thế kỷ 19 khi chủ nghĩa tư bản còn đang cầm quyền.Đó cũng là cách tác giả thể hiện thái độ phủ nhận với xã hộ bất công đồng thời thể hiện niềm tin và khát vọng sống tốt đẹp của những con người khốn khổ