Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Có bao nhiêu kết luận đúng trong các phát biểu dưới đây:
I. Nếu cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là: 105 : 35 : 9 : 1.
II. Lai các cây tứ bội có kiểu gen: AaaaBbbb x AaaaBBbb thì theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là 121 : 11 : 11 : 1.
III. Khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau giống với tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn.
IV. Khi lai các cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb x AAaaBBbb thì thế hệ lai phân li theo tỉ lệ kiểu hình 35:1.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4
Đáp án D
Ta có:
Aaaa (hoặc Bbbb) tự thụ phấn sẽ tạo ra tỉ lệ KH là: 3A_ : 1aaaa.
AAaa (hoặc BBbb) tự thụ phấn sẽ tạo ra tỉ lệ KH là: 35A_ : 1aaaa.
Nội dung I sai. Cho AaaaBBbb tự thụ phấn sẽ cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3 : 1) x (35 : 1) = 105 : 35 : 3 : 1.
Nội dung II đúng. AAaa x Aaaa cho ra tỉ lệ kiểu hình 11A_ : 1aaaa. Bbbb x BBbb cũng tương tự. Vậy tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên là: (11 : 1) x (11 : 1) = 121 : 11 : 11 : 1.
Nội dung III sai. AAaaBbbb tự thụ sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình: (11 quả đỏ : 1 qua vàng) x (3 quả ngọt : 1 quả chua). Còn AaaaBBbb tự thụ sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình là: (3 quả đó : 1 quả vàng) x (11 quả ngọt : 1 quả chua).
Nội dung IV đúng. Do BBBb luôn tạo ra giao tử có ít nhất 1 B nên phép lai BBBb x BBbb luôn chỉ cho ra 1 kiểu hình là kiểu hình trội. Tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên phụ thuộc vào tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai AAaa x AAaa.
AAaa x AAaa tạo ra tỉ lệ KH: 35A_ : 1aaaa.