Chia hỗn hợp gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic thành 3 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc), thu được 23,1 gam CO2 và 9,18 gam H2O. Trung hoà hoàn toàn phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol NaOH. Phần ba tác dụng với tối đa b mol Br2 trong dung dịch. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 2 : 3
B. 1 : 3
C. 2 : 1
D. 1 : 2
Chọn đáp án C
► Toàn bộ giả thiết nằm ở phản ứng đốt cháy, yêu cầu nằm ở các phản ứng còn lại.
♦ Giải đốt: hỗn hợp axit + 0,75 mol O2
0,525 mol CO2 + 0,51 mol H2O.
• phản ứng trung hòa: –COOH + NaOH → –COONa + H2O; 2n–COOH = nO trong axit.
Theo đó, a = nNaOH = nCOOH = (0,525 × 2 + 0,51 – 0,75 × 2) ÷ 2 = 0,03 mol
(theo bảo toàn nguyên tố Oxi trong phản ứng cháy trên).
• phản ứng + Br2/H2O là phản ứng của πC=C trong hỗn hợp axit.
Ở phản ứng đốt: nhỗn hợp axit = nCOOH = 0,03 mol. Tương quan phản ứng đốt cháy:
∑nCO2 – ∑nH2O = ∑nπ – nhỗn hợp axit ||→ ∑nπ = 0,045 mol.
Hỗn hợp axit béo (axit mạch không phân nhánh, đơn chức, ....) → ∑nπC=O = nCOOH = 0,03 mol.
||→ nπC=C = 0,045 – 0,03 = 0,015 mol. 1πC=C + 1Br2 nên b = nBr2 = 0,015 mol.
Vậy, yêu cầu giá trị tỉ lệ a : b = 0,03 ÷ 0,015 = 2 : 1. Chọn đáp án C. ♣.
► Đây là cách giải tổng quát cho hỗn hợp axit phức tạp hơn. còn trong TH này, có thể các em tìm ra số mol axit không no 1 nối đôi C=C duy nhất là axit oleic rồi cho nó + Br2 sẽ nhanh + gọn hơn. NHƯNG a thử nghĩ đến trường hợp hỗn hợp có linoleic, ... nữa thì cần tư duy như cách giải trên.!