Cho gà trống lông sọc, màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình. Ở F1 thu được tỉ lệ: 37,5% gà trống lông sọc, màu xám; 12,5% gà trống lông sọc, màu vàng: 7,5% gà mái lông sọc, màu xám: 11,25% gà mái lông trơn, màu xám: 13,75% gà mái lông trơn, màu vàng: 17,5% gà mái lông sọc, màu vàng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số HVG (nếu có) là 40%
II. Các gen quy định màu lông nằm trên NST giới tính
III. Các con gà mái lông sọc màu xám ở F1 có 1 kiểu gen
IV. Nếu cho gà trống ở thế hệ bố mẹ lai phân tích thì tính theo lý thuyết, tỉ lệ gà mái lông trơn, màu xám thu được là 7,5%
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Đáp án A
Chú ý: ở gà XX là con đực; XY là con cái
Xét tỷ lệ kiểu hình chung:
+ 45% lông sọc, màu xám.
+ 30% lông sọc, màu vàng.
+ 13,75% lông trơn, màu vàng
+ 11,25% lông trơn, màu xám.
+ Sọc/trơn = 3/1 → P: Aa × Aa. Sọc (A) trội hoàn toàn so với trơn (a)
+ Xám/vàng = 9/7 → P: BbDb × BbDb (tương tác gen 9:7; B-D-: xám, B-dd + bbD- + aabb: vàng).
→ P: Dị hợp 3 cặp gen Aa,BbDd.
- Tính trạng lông trơn chỉ xuất hiện ở con chỉ có ở con mái → gen Aa nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Nếu các gen PLĐL thì tỉ lệ kiểu hình (9:7)(3:1) ≠ đề bài → có hoán vị gen.
- Vì 2 cặp gen quy định màu lông (Bb,Dd) phân li độc lập và có hoán vị gen với cặp Aa → bắt buộc cặp Bb hoặc Dd phải cùng nằm trên NST × và có hoán vị gen với cặp Aa, cặp còn lại nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Giả sử cặp Aa và Bb cùng nằm trên NST giới tính X, cặp Dd trên NST thường.
+ Gà mái lông trơn, màu xám ở F1